Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Bệnh Đậu Gà

Bệnh Đậu Gà
Ngày đăng: 29/05/2012

1. Tác nhân gây bệnh: Do virus đậu Fox virus gây ra.

2. Đường truyền lây: Sự lây truyền do vật mang mầm bệnh truyền cho gà khỏe, lây trực tiếp qua vết thương hoặc gián tiếp qua ruồi, muỗi.

3. Triệu chứng lâm sàng: Mụn đậu thường xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài khóe miệng, trên mào, mũi, mí mắt, da cánh, da mặt, lưỡi, yết hầu nổi lên những hạt như hạt đậu làm gà mù mắt không ăn, uống được, kiệt sức dần rồi chết.

Virus thường tấn công vào các niêm mạc, lúc đầu là những nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Nốt đậu từ từ chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có chất mủ giống như kem. Mụn đậu khô đóng vảy màu nâu sẫm, dần dần tróc đi để lại vết sẹo.

Gà có thể bị sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy, thể trọng giảm nghiêm trọng. Ở gà con mắc bệnh nặng hơn gà lớn.

4. Phòng trị: Bệnh do virus gây ra nên rất khó điều trị, việc chủ động phòng ngừa là biện pháp tốt nhất. Nên vệ sinh sạch sẽ nơi gà ngủ, cho uống nước sạch, bổ sung rau xanh, khoáng, vitamin vào thức ăn hoặc nước uống.

- Để phòng bệnh đậu gà: Chủng vắc xin đậu cho gà vào lúc 7 – 10 ngày tuổi: Một lọ thuốc ngừa 100 liều pha với 1cc nước cất, dùng kim chủng đậu hoặc kim may máy chấm thuốc rồi đâm nhẹ vào dưới cánh gà cho thủng da (2 – 3 mũi, tránh mạch máu). Sau 3 – 5 ngày kiểm tra nếu thấy nơi chủng xuất hiện những nốt trắng đục (cương mủ) là gà đã có miễn dịch với bệnh, nếu không có phải chủng lại ở cánh bên kia. Riêng đối với gà đẻ nên chủng lại vào lúc 4 – 5 tháng tuổi.

- Trị bệnh: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng hoặc sử dụng kháng sinh để ngừa bội nhiễm.

Đối với mụn đậu ngoài da, có thể bóc vảy, làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như: Glycerin 10%, CuSO4 5% hoặc thuốc mỡ kháng sinh (Tetracyclin) lên mụn đậu. Nếu gà bị đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ vào mắt.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh cầu trùng gà (Phần 1) Bệnh cầu trùng gà (Phần 1)

Đây là một trong những bệnh thường gặp và gây tỷ lệ chết cao. Nếu không phòng trị bệnh kịp thời và đúng cách sẽ gây thiệt hại lớn đến ki

06/10/2017
Cách phòng chống bệnh cầu trùng tự nhiên Cách phòng chống bệnh cầu trùng tự nhiên

Để phòng bệnh cầu trùng, người nuôi gia cầm cần làm sạch và khử trùng chuồng, sử dụng coccidiostats trong khẩu phần ăn hoặc tiêm phòng cho gia cầm.

19/10/2017
Thách thức và giải pháp để đương đầu với ve bét ở gia cầm Thách thức và giải pháp để đương đầu với ve bét ở gia cầm

Bét đỏ ngày càng trở thành một vấn đề nghiêm trọng nhất đối với nhà sản xuất trứng và bây giờ nó đã lan tràn hầu như toàn cầu.

19/10/2017
Các nhà khoa học tìm hiểu di truyền học dựa vào tăng trọng ở gà Các nhà khoa học tìm hiểu di truyền học dựa vào tăng trọng ở gà

Trong nghiên cứu này, họ sử dụng các dòng có trọng lượng cao và thấp được lựa chọn qua 40 thế hệ cho giao phối chéo nhau theo một cách tiên tiến.

21/10/2017
Lời khuyên quản lý để ngăn chặn hiện tượng mổ lông Lời khuyên quản lý để ngăn chặn hiện tượng mổ lông

Theo Christine Nicol của Đại học Bristol, các yếu tố nguy cơ quản lý và ảnh hưởng di truyền có tác động đến việc mổ lông.

21/10/2017