Trang chủ / Cây công nghiệp / Cây tiêu

Bệnh Chết Nhanh Cây Tiêu

Bệnh Chết Nhanh Cây Tiêu
Ngày đăng: 13/08/2013

Bệnh chết nhanh cây tiêu do nấm Phytophthora capsici (là chủ yếu) gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm số một trên cây tiêu hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đăk Lăk, Kon Tum...đặc biệt là trong mùa mưa

Bệnh có thể gây hại ở tất cả các bộ phận của cây, nhưng nguy hiểm nhất vẫn là trên cổ rễ, hủy hoại mạch dẫn, làm cho việc dẫn truyền nước và dinh dưỡng nuôi cây bị ngừng trệ, cây tiêu sẽ bị héo rũ và chết rất nhanh.

Nấm Phytophthora có nguồn gốc thuỷ sinh, khi gặp mưa bệnh sẽ phát triển mạnh và ngấm ngầm gây hại bộ rễ của cây. Đến khi thấy cây chết thì thực ra bộ rễ đã bị nấm tấn công trước đó hàng tháng rồi, vì thế cây tiêu thường bị chết hàng loạt vào cuối mùa mưa.

Để hạn chế tác hại của bệnh, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp. Sau đây là một số biện pháp chính:

- Đất trồng tiêu phải cao ráo, tơi xốp, thoát nước tốt như đỉnh đồi, lưng đồi… Đất phải được phơi ải trước khi trồng.

- Vườn phải có hệ thống rãnh thoát nước tốt khi có mưa, đảm bảo gốc tiêu không bị đọng nước, ẩm ướt.

- Đắp bờ bao ngăn nước bên ngoài chảy vào vườn tiêu, nhất là những vườn nằm sát với khu vực trồng cao su. Hạn chế việc đi lại của người và gia súc từ vườn đã bị bệnh sang vườn tiêu khỏe.

- Thu gom sạch tàn dư của cây tiêu và cỏ dại trong vườn tiêu hủy trước khi trồng tiêu mới.

- Không trồng quá dày (trồng hàng cách hàng 3m, trụ cách trụ 2m), để vườn luôn thông thoáng, khô ráo.

- Sau khi đào hố trồng, khử trùng đất bằng cách cứ mỗi m2 hố trồng tưới 2 lít dung dịch nước thuốc Treppach Bul 607SL nồng độ 0,1% (tức cứ 100 ml thuốc pha với 100 lít nước). Nhớ khi tưới thuốc đất phải ẩm, nếu không hiệu quả sẽ thấp.

- Sau đó bón lót cho mỗi hố 10-20kg phân hữu cơ mục (có trộn chế phẩm Trichoderma), trộn đều phân với đất, lấp đất cao hơn thành mô rồi trồng tiêu lên trên. Không trồng sâu dưới mặt đất rồi sau này đắp đất bồi gốc thành mô.

- Không lấy giống ở những vườn tiêu đã bị bệnh. Trước khi giâm, nhúng hom vào dung dịch nước thuốc (đã nêu trên). Giâm hom xong, cứ mỗi m2 vườn giâm tưới 2 lít dung dịch nước thuốc này, sau đó cứ khoảng 20 ngày tưới nhắc lại một lần.

- Vùng thường bị bệnh gây hại nặng, nên trồng giống tiêu ít nhiễm bệnh như Lada Belantoeng, tiêu Vĩnh Linh…

- Thường xuyên dọn sạch cỏ dại, cắt tỉa cây nọc, cây che bóng, dây lươn… Tỉa bớt lá ở gốc (cách mặt đất 50-60cm), để gốc tiêu thông thoáng, có ánh sáng chiếu vào.

- Không trồng xen những cây cùng là ký chủ của nấm Phytophthora vào vườn tiêu như: cà tím, cà pháo, cà chua, ớt, bầu bí, khoai sọ, cà rốt, súp lơ…

- Tăng cường bón phân hữu cơ cho cây tiêu. Nên bón mỗi năm khoảng 15-20 kg phân chuồng mục trộn với chế phẩm Trichoderma cho môt trụ tiêu. Nên sử dụng thêm phân Calcium Nitrate (Nitrat Canxi), phân bón lá Multi-K, MKP, Poly feed… để tăng cường can xi và vi lượng cho cây.

- Tránh gây vết thương ở vùng gốc, rễ tiêu để hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh vào trong cây.

- Những cây bị chết hoặc bệnh nặng, phải thu gom sạch sẽ thân, lá… và bộ rễ đem tiêu hủy. Rải vào gốc vừa nhổ 0,5kg vôi bột và tưới 2-3 lít dung dịch nước thuốc (đã nêu trên) để khử trùng đất trước khi trồng lại.

- Có thể sử dụng luân phiên một số loại thuốc như: tưới Treppach Bul 607SL; phun Alpine 80WDG; tưới Mexyl MZ 72WP (Nhớ phải sử dụng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên nhãn thuốc). Mùa mưa, cách khoảng 20 ngày nên xử lý thuốc một lần.


Có thể bạn quan tâm

Nhu cầu dinh dưỡng cho hồ tiêu ra hoa Nhu cầu dinh dưỡng cho hồ tiêu ra hoa

Để hồ tiêu cho năng suất và chất lượng hạt cao, nhà vườn cần lưu ý đến nhu cầu dinh dưỡng cho hồ tiêu, đặc biệt là ở giai đoạn ra hoa.

15/10/2018
Chăm sóc hồ tiêu giai đoạn làm bông Chăm sóc hồ tiêu giai đoạn làm bông

Sau vụ thu hoạch, nếu không làm tốt việc bón phân đầy đủ cho hồ tiêu sẽ dẫn đến hiện tượng nửa số cây được mùa và nửa số cây thất mùa.

15/10/2018
Phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu đầu mùa mưa Phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu đầu mùa mưa

Hồ tiêu là 1 trong 6 cây trồng chủ lực của tỉnh Quảng Trị. Những năm qua cây hồ tiêu đã mang lại thu nhập cao cho người dân tỉnh này.

31/10/2018
Một số bệnh chính hại cây tiêu Một số bệnh chính hại cây tiêu

Ngoài bệnh thối gốc - chết dây (chết nhanh), trên cây tiêu cần lưu ý đến một bệnh khác trên rễ cũng quan trọng không kém là bệnh “chết chậm” hay “bệnh vàng lá c

28/11/2018
Hướng dẫn quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu Hướng dẫn quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu

Bệnh chết nhanh, chết chậm là một trong những đối tượng dịch hại rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng cây tiêu.

08/12/2018