Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Bền vững trong nuôi thủy sản kết hợp

Bền vững trong nuôi thủy sản kết hợp
Ngày đăng: 01/07/2015

Việc đánh giá mô hình nuôi, sản xuất giống bền vững dựa trên các yếu tố lợi nhuận,  kỹ thuật, môi trường. Phát triển bền vững (Sustainable Development), là phát triển có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất về nhu cầu lợi nhuận hiện tại, nhưng không làm tổn hại, ảnh hưởng xấu hoặc mất khả năng đáp ứng nhu cầu thế hệ tương lai.

Hiện nay luôn tồn tại 2 nhóm quan điểm bàn về tính phát triển bền vững cúa hệ thống sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy sản kết hợp nói riêng mang tính phát triển bền vững. Một mô hình sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy sản kết hợp nói riêng, mang tính phát triển bền vững, khi mô hình sản xuất kết hợp đó thỏa mãn được 3 yếu tố căn bản: Yếu tố lợi nhuận (Profit) bao gồm những yêu cầu: Chi phí đầu tư, vận hành mô hình sản xuất kết hợp phải phù hợp với khả năng về tài chính, kinh tế sản xuất của nông hộ.

Sản phẩm thu hoạch tốt, thị trường tiêu thụ thuận lợi. Có lợi nhuận thuyết phục, với tỉ suất lợi nhuận/chi phí đầu tư cao. Yếu tố kỹ thuật (Technology): Chọn địa điểm xây dựng mô hình nuôi thủy sản kết hợp thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật đặt ra, khai thác triệt để tiềm năng sinh lợi trên diện tích đất canh tác. Thiết kế, xây dựng mô hình nuôi kết hợp, sao cho hài hòa giữa các thành phần tham gia sản xuất trong cùng hệ thống canh tác kết hợp. Cải tạo hệ thống nuôi kết hợp hoàn chỉnh, vận hành với cường độ cao nhất. Xây dựng hoàn chỉnh các thông số kỹ thuật ứng dụng, trong cùng hệ thống canh tác.

Chủ động điều tiết những tác động ngoài ý muốn, xảy ra trong hệ thống canh tác kết hợp, phù hợp với các mô hình nuôi. Đối tượng thủy sản nuôi phù hợp với hệ thống canh tác kết hợp, tận dụng triệt để nguồn thức ăn, sản phẩm thừa có trong hệ thống. Mật độ thả nuôi phù hợp. Cơ cấu loài thả nuôi phong phú, có tính đến nhu cầu thị trường tại chỗ, nhu cầu thị trường chung. Kích thước thả nuôi hợp lý, phát huy được tính kết hợp trong hệ thống.Thức ăn tự nhiên phong phú, dồi dào.Thức ăn tự chế, bổ sung chủ động, đủ lượng, chất, thành phần...

Chủ động trong điều tiết, quản lý chất lượng nước, môi trường, hệ thống ao nuôi canh tác kết hợp. Yếu tố môi trường (Environment): Môi trường không bị ô nhiễm, không thường xuyên xảy ra những biến động đột ngột gây sốc cho vật nuôi thủy sản. Khi hệ thống nuôi canh tác kết hợp vận hành thỏa mãn 3 yếu tố trên, là mô hình phát triển bền vững.

Sơ đồ quan điểm về hệ thống nuôi thủy sản kết hợp phát triển bền vững

Quan điểm còn lại cho rằng một mô hình sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy sản kết hợp nói riêng mang tính phát triển bền vững khi mô hình sản xuất kết hợp đó thỏa mãn được những yếu tố căn bản như: Lợi nhuận trên 1 ha đất sản xuất cao nhất. Trình độ, năng lực (tài chính, lao động và chuyên môn) của nông hộ, thể hiện rõ và đầy đủ trong mô hình. Đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng trên diện tích sản xuất của nông hộ. Khả năng tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong sản xuất canh tác kết hợp, đạt cường độ cao. Hệ thống canh tác kết hợp VAC cần hướng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sạch, ít tác động xấu đến môi trường xung quanh. Trong quá trình vận hành hệ thống nuôi kết hợp, hạn chế sử dụng các loại thuốc, hóa chất, không dùng các loại thuốc trong danh mục cấm của Bộ Thủy sản. Thể hiện tính bền vững cho những lần sử dụng sau.

Tags: ky thuat nuoi tom, nuoi trong thuy san ket hop, xu ly ao nuoi tom, nuoi thuy san


Có thể bạn quan tâm