Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bén Duyên Với Con Dế

Bén Duyên Với Con Dế
Ngày đăng: 17/06/2013

Vượt qua hơn 20km đường đồi núi, chúng tôi đến thăm gia đình ông Vũ Tuấn Khích ở xóm Giếng - Hợp Thành - Kỳ Sơn – TP Hoà Bình. Ông là người đầu tiên đưa mô hình nuôi dế vào phát triển kinh tế hộ gia đình. Ông nhận thấy đây là loài côn trùng dễ nuôi, vốn đầu tư ít mà hiệu quả thu về lại cao.

Trong một lần đi lên Hà Nội, được ngồi vào bàn nhậu thưởng thức món dế chiên giòn mà ông nhớ mãi vị ngon của nó. Và cũng từ đó mà niềm đam mê nuôi dế đã bén duyên với ông. Ông đã tìm tòi nghiên cứu về tài liệu liên quan đến dế để tham khảo lấy kinh nghiệm trước khi bắt tay vào nuôi. Không những thế ông còn không quản ngại đường xa tìm đến mô hình nuôi dế ở các xã xa gần. Ông nói: “Mình phải hiểu con vật mình định nuôi thì mới có thành công”.

Qua tìm hiểu ông thấy đây là loài côn trùng có thể xoá đói - giảm nghèo, vươn lên làm giàu cho gia đình. Không ngại khó, ngại khổ, ông đã lặn lội ra tận Tam Đảo (Vĩnh Phúc) để mua con giống. Ban đầu ông mua khoảng 4-5 thùng, mỗi thùng khoảng 100 – 120 con với giá dế giống mái là 3000 đồng/con, dế trống là 2000 đồng/con. Ông vừa nuôi vừa học tập kinh nghiệm. Đến nay gia đình ông có hơn 50 thùng dế. Dế được nuôi trong các chậu nhựa, thùng xốp với đủ các loại dế khác nhau như: dế bố, dế mẹ, dế hậu bị… Hiện nay nhiều gia đình chọn thùng xốp để nuôi vì chi phí đỡ tốn kém hơn so với chậu nhựa.

Ông Khích cho biết: nuôi dế không mệt chỉ cần chăm chỉ, cần mẫn, tỷ mỉ và hiểu được tập tính sinh hoạt của chúng nên ai cũng có thể nuôi được. Thức ăn của dế rất dơn giản, không cầu kỳ, đó là cám cò, cám ngô, cám gạo và những loại rau củ quả quanh vườn nhà. Đây là thức ăn thô, sẵn có, dễ kiếm đối với người nông dân. Sau khoảng 45-50 ngày là có thể xuất bán dế thương phẩm, ông cũng là người mới nuôi nên mỗi khi có dế bán là những người thân quen của ông lại đặt lấy hết.

Dế hiện trở thành nóm khoái khẩu của rất nhiều người, nó trở thành thương hiệu, như một món đặc sản không thể thiếu trong thực đơn của các nhà hàng, khách sạn. Dế được tiêu thụ mạnh ở các nhà hàng, khách sạn với giá từ 250.000-300.000 đồng/kg.

Không chỉ nuôi dế mà ông Khích còn kết hợp nuôi ong để tăng thu nhập cho gia đình. Hơn 50 thùng dế cùng 30 thùng ong của ông không phụ công sức ông chăm sóc đã đem lại thu nhập. Đến nay nhờ mô hình nuôi dế kết hợp nuôi ong ông đã có của ăn của để. Với ý chí của người bộ đội cụ hồ ông đã dám nghĩ, dám làm mạnh dạn đưa mô hình con dế vào nuôi tại gia đình. Tuy nuôi với quy mô nhỏ nhưng bước đầu cho ông thành công, được bà con thôn xóm biết đến và học cách làm theo để thoát nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Cây Thiên Tuế Trổ Hoa Cây Thiên Tuế Trổ Hoa

Sáng 22.3, hàng trăm người từ khắp nơi đã đến Thiên Hậu Thánh Mẫu Cung (chùa bà Thiên Hậu) thuộc xã An Hiệp, H.Châu Thành (Sóc Trăng) để xem cây thiên tuế trổ hoa

27/03/2012
Không Có Gạo Giả Ở Hà Nội Không Có Gạo Giả Ở Hà Nội

Kết quả xét nghiệm từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho thấy mẫu gạo được cho là “gạo giả” hoàn toàn là gạo thật. Hàm lượng amilo trong loại gạo này cao khiến gạo nấu lâu thành cơm hơn các loại khác.

08/04/2012
Cá Tra Nguyên Liệu Thiếu Hụt Trầm Trọng Cá Tra Nguyên Liệu Thiếu Hụt Trầm Trọng

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra sôi động trở lại, nhưng hai tỉnh đầu nguồn là Đồng Tháp và An Giang lại đang bị ngập lũ khiến cho nguồn cung cá tra nguyên liệu lại càng thiếu hụt nghiêm trọng

31/10/2011
Tôm Bệnh Do Quản Lý Tôm Bệnh Do Quản Lý

Các địa phương có diện tích tôm nuôi bị thiệt hại đều rất bức xúc trước tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi tôm, nhiều người nói thẳng đó là hành vi “đổ chất độc vào ao tôm”. Hậu quả nghiêm trọng chẳng những gây thiệt hại lớn cho tôm nuôi, làm thiệt hại ngành thủy sản mà còn gây ra nhiều rủi ro cho môi trường sinh thái

08/11/2011
Méo Mặt Vì Mưa Trái Mùa Méo Mặt Vì Mưa Trái Mùa

Những cơn mưa trái mùa liên tục đổ xuống đúng thời điểm ĐBSCL thu hoạch rộ lúa ĐX, nông dân phải chạy đôn chạy đáo tìm thợ gặt vì không thể cắt bằng máy.

28/03/2012