Bảo vệ sức khỏe đường ruột và mang cá hồi với kẽm và omega-3s
Bổ sung đầy đủ hàm lượng kẽm và axit béo chuỗi dài omega-3 vào thức ăn cá hồi giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và mang cá; đồng thời giảm tỷ lệ chết khi cá hồi non được chuyển sang trại nuôi trên biển.
Bổ sung chất dinh dưỡng cải thiện sức khỏe cho cá hồi Ảnh: ST
Đây là kết quả của nghiên cứu thuộc Dự án “Vai trò quan trọng của dinh dưỡng với duy trì và cải thiện sức khỏe da, đường ruột và mang cá hồi” do công ty Nofima hợp tác với Đại học Gothernburg và Đại học Y Oslo, Na Uy thực hiện. Dự án này được Quỹ Nghiên cứu thủy sản Na Uy (FHF) tài trợ.
Bộ đôi hoàn hảo
Sven Martin Jørgensen, Trưởng phòng Thú y thủy sản tại FHF cho biết: “Chúng tôi hy vọng những kết quả của Dự án này sẽ mang lại kiến thức mới về nâng cao chức năng và sức khỏe của hàng rào biểu mô, từ đó góp phần cải thiện phúc lợi động vật thủy sản tốt hơn, tăng tỷ lệ sống cho cá, giảm tỷ lệ hao hụt sau khi vận chuyển cá tới trại nuôi trên biển”.
Omega-3 từ các nguồn lợi biển đang bị thiếu hụt nghiêm trọng, trong khi hàm lượng kẽm được phép sử dụng trong thức ăn cá hồi vẫn bị giới hạn do những lo ngại ô nhiễm môi trường; tuy nhiên, đây đều là những dưỡng chất quan trọng với cá hồi. Bởi vậy, nhà khoa học cấp cao tại Nofima, Gerd Marit Berge khẳng định,tận dụng omega-3 và kẽm hiệu quả là điều cực kỳ quan trọng và đồng nghĩa, những kiến thức về sự tương tác giữa hai dưỡng chất này cũng quan trọng không kém. Theo ông Berge, chỉ có một vài dự án nghiên cứu sâu về hiệu quả của các tác động qua lại giữa những chất dinh dưỡng khác nhau. Nhóm dự án này đã phải nỗ lực làm việc và hợp tác với nhau vì có quá nhiều quy định về lĩnh vực dinh dưỡng, thức ăn, thú y và di truyền.
Hàng rào bảo vệ
Có hàng loạt lý do tại sao các nhà khoa học lại tập trung nghiên cứu sự tương tác giữa kẽm, axit béo omega-3 EPA/DHA từ nguồn lợi biển tới da, ruột và hàng rào biểu mô mang cá hồi. Hàng rào biểu mô chính là những hàng rào bảo vệ đầu tiên giúp cá chống lại tất cả các tác động bên ngoài từ chất lượng nước kém tới phơi nhiễm mầm bệnh. Trong khi, mật độ nuôi thả cá hồi trên toàn thế giới vẫn đang tăng, chủ yếu trong các hệ thống nuôi tái tuần hoàn. Bởi vậy, cá có nguy cơ phơi nhiễm với môi trường nước hoàn toàn khác nhau, mật độ nuôi thả khác nhau, hệ vi khuẩn, và thực hành nuôi cũng khác so với hệ thống nước chảy qua. Cùng đó, thành phần thức ăn cũng đang thay đổi, với tỷ lệ bổ sung nguyên liệu có nguồn gốc thực vật cao hơn trước.
Bổ sung kẽm vào thức ăn cá hồi vẫn gây nhiều tranh cãi. Một mặt, cá hồi rất cần kẽm nên dưỡng chất này không thể thiếu trong các khẩu phần ăn của cá. Mặt khác, nhiều người lại muốn giảm hàm lượng kẽm xuống mức thấp nhất có thể vì kẽm còn được sử dụng trong các nhà máy phân bón. Nhưng kẽm từ các nguồn lợi liên quan khác lại ảnh hưởng không đáng kể tới cá hồi. “Bởi vậy, khi bổ sung kẽm và axit béo omega-3 cùng lúc, chúng tôi muốn thử nghiệm xem những thay đổi thành phần thức ăn sẽ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của cá”, Berge cho biết. Thử nghiệm được tiến hành trên cá hồi từ giai đoạn cá bột đến giai đoạn hậu cá giống trong hệ thống nuôi tuần hoàn RAS tại Nofima ở Sunndalsøra.
Hàm lượng kẽm trong thức ăn tạo ra một hiệu quả rõ rệt lên thành phần cấu tạo của phospholipid đối với da, ruột và hàng rào biểu mô mang cá. Phospholipid đang hình thành các khối trong màng tế bào và những thay đổi trong thành phần cấu tạo có thể đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với chức năng của biểu mô như một hàng rào chống lại các tác động bên ngoài. Hàm lượng omega-3 trong thức ăn cũng có hiệu quả liên quan đến hấp thu dưỡng chất kẽm, cụ thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất kẽm trong đường ruột và toàn bột lượng kẽm trong toàn bộ cơ thể cá hồi.
Berge thông tin, chúng tôi nhận thấy rằng cần thiết phải bổ sung đầy đủ hàm lượng omega-3 để tận dụng tối ưu chất kẽm trong thức ăn và đủ kẽm là yếu tố quan trọng để đạt được thành phần cấu tạo tốt nhất chất phospholipid. Từ đó, mang lại chức năng hàng rào tốt nhất cho cơ thể cá. Người nuôi cá cần phải hiểu được những sự tương tác như vậy giữa các chất dinh dưỡng. Giảm hàm lượng axit béo omega-3 EPA và DHA trong thức ăn làm cho hàm lượng axit béo này trong phospholipid ở da cá, đường ruột và mang cũng giảm theo.
Hàm lượng khác nhau cả kẽm và omega-3 trong mang cá làm biến đổi các biểu hiện ở nhiều gen lớn, đặc biệt khi cá hồi được vận chuyển sang môi trường nước mặn. Những gen có liên quan đến chức năng như mô, trao đổi chất và truyền tín hiệu.
Nhìn chung, sự thay đổi biểu hiện gen là dấu hiệu của sự sắp xếp lại toàn bộ biểu mô mang cá khi vận chuyển sang môi trường nước mặn. Cá hồi phải trải qua một quá trình gồm những thay đổi sinh lý học trước khi chúng được vận chuyển sang nước mặn và nếu người nuôi cung cấp cho chúng một loại thức ăn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn này, sẽ giúp nâng cao tỷ lệ sống của cá ở giai đoạn nuôi tiếp theo trên biển, Berge cho biết.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, omega-3 trong thức ăn ít hơn làm suy yếu chức năng của hàng rào bảo vệ đường ruột vì cản trở sự hấp thụ chất lỏng và cân bằng muối. Từ khi chức năng đường ruột thay đổi, hàm lượng omega-3 trong thức ăn có thể cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng ngoài kẽm. Cùng đó, nhiều lớp da của cá được tăng cường sức mạnh nhờ omega-3 và kẽm và cả hai chất dinh dưỡng này đều góp phần nâng cao khả năng làm lành vết thương.
Có thể bạn quan tâm
Anh Phí Văn Hạnh ở xã Nam Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình sau nhiều năm xa quê, đã quyết tâm trở về cùng gia đình đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản.
Hệ thống nuôi tôm thông minh của anh Đào Phước Xoàn chạy quạt và cho tôm ăn vì trùng với thời gian đi dạy học, khiến giờ giấc chăm sóc tôm không đảm bảo
Bổ sung Bacillus subtilis vào thức ăn của cá chép có thể nâng cao hiệu suất tăng trưởng và hỗ trợ sức khỏe của cá cùng khả năng kháng ôxy hóa hệ đường ruột