Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Bảo vệ nông dân, Hội phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn!

Bảo vệ nông dân, Hội phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn!
Tác giả: Thu Hà
Ngày đăng: 11/10/2016

Có điểm nóng, phải có mặt của Hội

Tại buổi làm việc, đại diện Văn phòng T.Ư Hội NDVN trình bày tóm tắt kết quả thực hiện kết luận của Thường trực T.Ư Hội tại hội nghị giao ban quý I và II/2016. Theo đó, thực hiện kết luận của Chủ tịch Lại Xuân Môn, 15 ban, đơn vị đã tích cực triển khai nhiệm vụ, trong đó có một số kết quả nổi bật như: Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án “Xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp”; thành lập Ban chỉ đạo xây dựng mô hình điểm trong công tác hội và phong trào ND giai đoạn 2016–2018; tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…

Trong ảnh: Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN phát biểu chỉ đạo trong buổi họp giao ban Quý III T.Ư Hội.  Ảnh: Thu Hà

Trong Quý III, T.Ư Hội NDVN đã đăng cai và tổ chức thành công Đại hội toàn thể Hội ND Châu Á; ký chương trình phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị định 55 của Chính phủ; tổ chức thành công Lễ tôn vinh Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2015; tổ chức thành công Cuộc thi “Nông dân với công nghệ thông tin 2016”; phối hợp tổ chức hội thảo quốc gia về “Lập lại thị trường phân bón Việt Nam”…

Dưới sự điều hành của Chủ tịch Lại Xuân Môn, đại diện lãnh đạo Thường trực và các ban, đơn vị chuyên môn đã sôi nổi tham gia phát biểu những vấn đề  liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Về việc làm thế nào để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người DN, đại diện lãnh đạo Thường trực và các ban, đơn vị chuyên môn cho rằng Hội NDVN cần tập trung vào 2 việc lớn.

Đó là, T.Ư Hội, đặc biệt là lãnh đạo Thường trực, các ban, đơn vị  cần đi sâu, đi sát cơ sở hơn nữa để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của ND. Cùng với việc đi tham quan các mô hình điểm, cán bộ T.Ư Hội cũng nên xuống sinh hoạt cùng ND. Đây là cách tốt nhất để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của ND, từ đó tham mưu, kiến nghị, đề xuất với Thường trực các giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ…

Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lương Quốc Đoàn cho rằng, để tăng tiếng nói của Hội, không có cách nào khác là cán bộ hội phải nâng cao năng lực, trình độ công tác và tham mưu.  “Có nhiều điểm nóng  trong nông thôn, ND sao các bộ ngành đều có mặt còn ta thì không? Vì sao các bộ, ngành có nhiều chính sách phản biện và có xin ý kiến của ta nhưng hầu như tiếng nói của ta còn ít? Chỉ có cách nâng cao trình độ tham mưu, phản biện tốt các vấn đề về tam nông, tiếng nói của các cấp hội mới có trọng lượng”- Phó Chủ tịch Lương Quốc Đoàn nêu ý kiến.

Đổi mới cung cách làm việc

Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch Lại Xuân Môn nêu, ND hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn về cơ chế thị trường, sản phẩm làm ra gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, nhất là trong bối cảnh nước nhà hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay; một số nơi chính quyền thiếu dân chủ, ép dân; khó khăn nội tại, biến đổi khí hậu, “nông nghiệp bất lợi, ND bất an, nông thôn bất ổn”…

Đứng trước những bất lợi, bức xúc, khó khăn như thế, là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp ND, Hội NDVN cần phải có tiếng nói để bảo vệ quyền lợi chính đáng của ND. “Nhưng để có tiếng nói, có sự phản biện, bảo vệ nông dân, cán bộ hội phải sâu sát với cơ sở và  phải có năng lực, trình độ phản biện. Cán bộ hội phải đổi mới cung cách làm việc, phải thực sự là đại diện quyền lợi của người ND, một người phải làm việc bằng 3 so với trước”- Chủ tịch Lại Xuân Môn nói.

Về việc xây dựng các mô hình điểm, Chủ tịch Lại Xuân Môn cho rằng cần phải chọn những mô hình trọng tâm, lựa chọn những cây, con giống chủ lực, có chất lượng, tránh làm dàn trải, hình thức, không hiệu quả. Chủ tịch Lại Xuân Môn cũng cho rằng, thời gian tới Hội tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ tư vấn dạy nghề, hỗ trợ ND.

Ghi nhận những kết quả đạt được của Thường trực và 15 ban, đơn vị T.Ư Hội trong thời gian vừa qua, nhưng Chủ tịch Lại Xuân Môn vẫn yêu cầu các ban, đơn vị phải tập trung đổi mới, sáng tạo để tham mưu đúng và trúng cho Thường vụ T.Ư Hội NDVN về những vấn đề nóng bỏng liên quan đến tam nông.

Theo Chủ tịch, để bảo vệ ND, các cấp hội phải nắm được hàng tuần có bao nhiều vụ gây ô nhiễm môi trường, bao nhiêu vụ cát tặc, bao nhiêu vụ ức hiếp ND. Phải tổng hợp lại và trên cơ sở đó có luận cứ, luận điểm và có ý kiên, quan điểm rõ ràng để kiến nghị lên Đảng, Chính phủ có các giải pháp hỗ trợ ND, chứ không thể nói chung chung là xây dựng được bao nhiều  mô hình, làm được bao nhiêu hội thảo, buổi tập huấn.

“Những cái đó ND cần hơn, cuộc sống cần hơn. Nhưng để bảo vệ ND, cán bộ hội phải có tâm và có trình độ. Thời gian tới, lãnh đạo các ban, đơn vị tiếp tục rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ và đi sâu đi sát cơ sở nhiều hơn nữa, cần lấy dân làm gốc rễ để giải quyết mọi vấn đề”-  Chủ tịch Lại Xuân Môn nhấn mạnh.


Có thể bạn quan tâm

Có trâu là có tài sản lớn Có trâu là có tài sản lớn

Từ đồng vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), nhiều ND xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) có điều kiện xây dựng mô hình nuôi trâu thịt và trâu sinh sản. Đồng vốn của Hội đã tạo nên phong trào phát triển kinh tế nông hộ miệt bưng biền khi đàn trâu mỗi tháng lại thêm sinh sôi nảy nở.

11/10/2016
Lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn: Nhân lên nhiều địa chỉ xanh, sạch! Lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn: Nhân lên nhiều địa chỉ xanh, sạch!

Ngày mai 8.10, Bộ NNPTNT phối hợp với Báo NTNN tổ chức lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn với tốp 15 doanh nghiệp (DN) đầu tiên về sản xuất nông sản thực phẩm an toàn.

11/10/2016
Sức sống mới ở Nam Yang Sức sống mới ở Nam Yang

Nam Yang là một trong 3 xã đầu tiên của huyện Đak Đoa đã “về đích sớm” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM). Hiện nay, chính quyền và người dân trong xã đang tập trung duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được nhằm đảm bảo giữ vững xã NTM trong những năm tiếp theo.

11/10/2016