Bảo Hiểm Nông Nghiệp Cho Từng Loại Cây Trồng
Đó là khẳng định của ông Mai Anh Tuấn, quyền Giám đốc Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ABIC), Chi nhánh Cần Thơ, tại hội nghị “Phát triển kênh phân phối kết hợp Ngân hàng - Bảo hiểm khu vực ĐBSCL” diễn ra vào ngày 1-11. Ông Tuấn nhìn nhận: Loại hình bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) đang khó triển khai tại ĐBSCL.
Sản phẩm nông sản là mặt hàng đặc biệt khi được bảo hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro do khó xác định, kiểm soát tính khách quan của các nguyên nhân gây mất mùa, chất lượng không như mong đợi. Sắp tới, chúng tôi sẽ có kế hoạch nghiên cứu các dạng BHNN theo từng loại cây trồng khác nhau để thí điểm ở một số địa phương. Tuy nhiên, việc triển khai sẽ cần phải có lộ trình và cần rất nhiều sự hỗ trợ từ các cấp ngành có liên quan”.
Theo ông Nguyễn Văn Minh, Tổng Giám đốc ABIC, đối với loại hình BHNN hiện nay, công ty chưa thể triển khai trực tiếp với nông dân mà chỉ có hình thức nhận tái BHNN từ Công ty bảo hiểm Bảo Việt và Bảo Minh. 9 tháng đầu năm 2013, ABIC nhận khoảng 200 triệu đồng phí tái BHNN từ 2 đơn vị này; tuy nhiên số tiền bồi thường ghi nợ đến nay hơn 5 tỷ đồng.
Ông Dương Quốc Xuân, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, kỳ vọng loại hình BHNN cho nông dân tại ĐBSCL sẽ được cải thiện và được nhiều công ty bảo hiểm quan tâm hơn, khi các mặt hàng nông sản thế mạnh của vùng đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm gần đây, chưa bao giờ giá sa pô giữ ở mức cao và kéo dài như năm nay. Hiện nay, giá sa pô đang có dấu hiệu giảm nhẹ nhưng vẫn còn khá cao. Trước diễn biến này, nhiều nơi nông dân bắt đầu chọn cây sa pô để thay thế những cây trồng kém hiệu quả khác.
Sau gần 2 năm nuôi thử nghiệm thành công tại Việt Nam, Công ty TNHH Ba Huân và các doanh nghiệp, trang trại nuôi gà đẻ khu vực phía Nam vừa ký hợp tác cung cấp, sản xuất giống gà đẻ thương phẩm Hy – Line.
Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.
Những năm gần đây, trong khi người dân nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lao đao vì dịch bệnh trên tôm hoành hành thì ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) người nuôi tôm đều trở nên khá giả với mô hình nuôi tôm sú. Năm 2012, Vĩnh Sơn được đánh giá là địa phương nuôi tôm đạt năng suất và hiệu quả cao nhất tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.