Bangladesh trồng được giống xoài đắt nhất thế giới
Cách đây mấy năm, 75 giống xoài đã được trưng bày tại Triển lãm Trái cây Quốc gia ở Dhaka,Thủ đô của Banglasesh. Các giống xoài nước này đang trồng có thể kể tới: Khirbhog, Mohanbhog, Rajbhog, Ranibhog, Ranipachanda, Sindura, Subarnarekha, Jagatmohini, và nhiều loại khác.
Nhưng không dừng lại ở đó, những giống mới và tên mới liên tục được thêm vào vương quốc xoài. Các nhà nghiên cứu đã bổ sung thêm các giống xoài Bari-4, Bari-11 và các giống xoài khác. Hơn thế nữa, nhiều loại xoài khác nhau được mang từ nước ngoài về cũng được bổ sung vào danh sách những loại xoài trồng ở quốc gia này.
Đặc biệt, các vườn ươm địa phương đã giới thiệu các giống xoài khác nhau đến từ Thái Lan, Việt Nam, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, ... Một trong số đó là xoài Miyazaki của Nhật Bản.
Miyazaki được trồng ở vùng Miyazaki ở phía nam của Nhật Bản. Tên tiếng Nhật của loại xoài này là 'Taiyo No Tamago', có nghĩa là 'Quả trứng của Mặt trời'. Xoài này rất ngọt và là loại xoài đắt nhất thế giới. Giờ đây, vượt qua tất cả những bất ổn xung quanh tính khả thi của việc trồng loại xoài này ở Bangladesh, Omar Faruque Bhuiyan, một doanh nhân đến từ khu vực Zafrabad của Dhaka, đã trồng một cách thần kỳ loại xoài đắt nhất tại khu vườn trên sân thượng của mình.
Trước đó, năm 2010, thông qua một người bạn của mình, doanh nhân này đã mang chồi ghép của giống xoài Miyazaki về ghép lên cây xoài trồng trên sân thượng nhà mình, và kết quả đã có được những trái xoài ‘Quả trứng của mặt trời”. Ông Faruque có kế hoạch mở rộng giống cây này nếu được chính phủ hỗ trợ cho thuê đất ở khu vực đồi.
Có thể bạn quan tâm
Cây gáo trắng đang là cây trồng tiềm năng để thúc đẩy ngành kinh tế lâm nghiệp vốn được xem là thế mạnh nổi bật của tỉnh Tuyên Quang.
Hiện nay, nghề sản xuất lươn giống phát triển khá mạnh ở ĐBSCL nhất là tỉnh Vĩnh Long. Tuy nhiên, tỷ lệ sống và chất lượng con giống còn thấp
Theo nhóm thực hiện đề tài, sau gần 4 năm nghiên cứu, đây là lần đầu tiên kích thích sinh sản nhân tạo thành công cá sát sọc để nhân rộng nuôi vào năm 2023.