Bangladesh mở thầu mua gạo lần đầu tiên trong vòng 3 năm
Cơ quan quản lý ngũ cốc quốc gia Bangladesh vừa thông báo mở thầu quốc tế để mua 50.000 tấn gạo giữa bối cảnh nguồn cung trong nước cạn kiện do thiên tai liên tiếp khiến giá gạo nội địa tăng vọt.
Đây là lần quốc gia này mua đấu giá đầu tiên sau 3 năm gián đoạn. Đợt mua này nằm trong kế hoạch nhập khẩu 300.000 tấn gạo do mất mùa vì lũ lụt khiến cung lúa không đáp ứng đủ nhu cầu.
Giá gạo tại Bangladesh đã tăng khoảng 50% kể từ tháng 3 đến nay, giữa bối cảnh dịch Covid-19 khiến nhiều người dân muốn mua lương thực để tích trữ.
Theo hồ sơ mời thầu, thời hạn nộp hồ sơ chào bán cho cuộc thầu này từ ngày 26/11, kéo dài đến 10/12. Gạo sẽ được vận chuyển trong vòng 40 ngày kể từ khi ký hợp đồng.
Về hiệu quả của việc hạ nhiệt thị trường gạo trong nước, nhiều thương gia Bangladesh cho rằng việc đấu thầu mua gạo chưa chắc sẽ giúp giá gạo tại Bangladesh hạ nhiệt, mà Chính phủ cần phải giảm thuế nhập khẩu gạo.
Năm 2019, Chính phủ Bangladesh đã nâng thuế nhập khẩu gạo từ 28% lên 55% để hỗ trợ người nông dân của mình trong bối cảnh làn sóng phản đối từ ngành nông nghiệp gia tăng khi giá gạo giảm mạnh.
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Abdur Razzak, Hiện Bangladesh không có kế hoạch giảm thuế nhập khẩu để bảo vệ người trồng lúa trong nước.
Theo tin từ Bộ Nông nghiệp nước này, sản lượng lúa Bangladesh trong vụ Aman (vụ phụ thuộc vào nước mưa) dự kiến sẽ giảm 15% trong năm nay do mưa quá nhiều và kéo dài gây lũ lụt.
Chính phủ nước này có kế hoạch thu mua 1,95 triệu tấn gạo từ nông dân của mình, song chỉ mua được 1 triệu tấn.
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống pin mặt trời sẽ tạo bóng râm giúp giảm bức xạ mặt trời, giảm tốc độ bốc hơi nước, rất thích hợp với nhiều loại cây ưa ánh nắng tán xạ.
Giá trị nhập khẩu trái cây như vải tươi, chanh dây, khế và thanh long của các nước châu Âu tăng 40% trong 5 năm và đạt 142 triệu Euro vào năm 2019.
Phục hồi đất thoái hóa đòi hỏi một chiến lược dài hơi về thời gian cùng với một hệ thống giải pháp mang tính đồng bộ, căn cơ và toàn diện.