Bàn giải pháp nâng cao năng lực ngành chăn nuôi
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu tại tọa đàm
Sáng 9/11, tại Hà Nội diễn ra Tọa đàm phát triển ngành công nghiệp bò thịt và sữa hiện đại, hội nhập và bền vững tại Việt Nam do Ngân hàng BIDV, ANZ và Hiệp hội chăn nuôi Australia (MLA) phối hợp tổ chức.
Dự và phát biểu tại tọa đàm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa Australia và Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, trong đó riêng về nông nghiệp, Australia có những dự án hợp tác đầu tư quy mô, hiện đại tại Việt Nam, góp phần thay đổi cơ cấu phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Phó Thủ tướng nêu thực trạng là quốc gia có đến 70% dân số sống ở nông thôn, nhưng một số thực phẩm cơ bản Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khá nhiều.
Riêng mặt hàng bò thịt và bò sữa, năm 2014, Việt Nam phải nhập 240.000 con bò thịt (chủ yếu từ Australia), 1,5 triệu tấn sữa nguyên liệu để đáp ứng cho phần thiếu hụt 70% sản lượng tiêu thụ trong nước.
Vì vậy, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao nội dung, ý nghĩa của buổi tọa đàm và đề nghị các chuyên gia, giới doanh nghiệp 2 nước liên kết chặt chẽ, có những ý kiến hay hướng đi theo đúng định hướng của Chính phủ Việt Nam đối với ngành nông nghiệp là nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, hình thành nền sản xuất quy mô lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật và từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Đồng thời, có giải pháp cụ thể khắc phục tình trạng chăn nuôi manh mún nhỏ lẻ, thiếu liên kết hiện nay, cải thiện vấn đề con giống, chất lượng dinh dưỡng...
để chuẩn bị cho tiến trình hội nhập mà chăn nuôi là một trong những ngành chịu tác động lớn nhất.
Buổi tọa đàm là diễn đàn kết nối nhà quản lý, các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế nhằm thúc đẩy phát triển hiệu quả ngành công nghiệp chăn nuôi bò và sữa tại Việt Nam, hỗ trợ kết nối, chia sẻ và học tập kinh nghiệm, hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung cấp các ngành, lĩnh vực nuôi bò, chế biến, kinh doanh đến xuất nhập khẩu các sản phẩm thịt bò và sữa.
Trong đó, ANZ và MLA đóng vai trò là đơn vị kết nối doanh nghiệp ngành chăn nuôi bò của Australia với Việt Nam, BIDV là đơn vị kết nối doanh nghiệp của Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp cần thiết cho ngành.
Các nội dung được đưa ra thảo luận, trao đổi tại buổi tọa đàm gồm chính sách hỗ trợ và hoạch định phát triển của Chính phủ đối với ngành công nghiệp chăn nuôi bò và sữa, những triển vọng của công nghiệp chăn nuôi bò của Việt Nam, đánh giá về cơ hội, thách thức và nguồn lực tiềm năng cho các lĩnh vực trong chuỗi cung ứng ngành công nghiệp chăn nuôi bò tại Việt Nam.
Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ thông qua các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nền kinh tế lớn, đặc biệt là Hiệp định TPP, ngành chăn nuôi như nuôi bò thịt, bò sữa sẽ đón nhận nhiều cơ hội để phát triển như tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu để vươn ra thị trường thế giới, tiếp nhận công nghệ hiện đại, tạo động lực thúc đẩy tái cơ cấu ngành.
Tuy nhiên, hội nhập cũng đem lại những thách thức rất lớn như sự chênh lệch về trình độ phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam so với các nước, cạnh tranh lớn khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, hạn chế về mặt chất lượng đầu vào giống vật nuôi để đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế cũng như chi phí sản xuất cao...
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.

Dân gian thường nói: “Nuôi heo ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là muốn nói bằng nghĩa bóng về sự an nhàn của nuôi heo so với nuôi tằm. Nhưng với người nuôi tôm, nuôi hàu ở sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) thì chuyện “ăn cơm đứng” lại đúng hoàn toàn bằng nghĩa đen.

Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng Bắc Kạn vẫn có tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Thời gian qua, những chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển ngành kinh tế này đã giúp thuỷ sản dần trở thành hướng đi xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân ở các huyện: Ba Bể, Chợ Mới,...

Nhiều bạn trẻ ở TPHCM đã chọn nghề nông để lập nghiệp. Dù đó là nghề chính hoặc chỉ là nghề tay trái, song bằng tâm huyết và năng động, các nhà nông trẻ sáng tạo nhiều mô hình sản xuất, làm kinh tế trang trại, trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả.

Nhờ dự án cạnh tranh nông nghiệp mà lần đầu tiên ở Nghệ An đã ứng dụng thành công kỹ thuật thâm canh ngô mật độ cao. Tại 3 xã triển khai mô hình mở rộng đều đạt năng suất gần 9 tấn/ha/vụ, hiệu quả gấp 3 lần so với trồng đại trà…