Bacillus và Lactobacillus giúp tăng cường khả năng kháng bệnh trên ấu trùng sò điệp
Bổ sung men vi sinh Bacillus và Lactobacillus với mật số 1x10^6CFU/ml sẽ giúp nâng cao tỉ lệ sống, tăng trọng và tăng cường miễn dịch trên ấu trùng sò điệp.
Trong nuôi trồng thủy sản hai mảnh vỏ, thì vai trò vi sinh vật có lợi là vô cùng quan trọng trong việc cải thiện chất lương ấu trùng. Chính vì thế, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm để đánh giá hiệu quả của 5 chủng vi khuẩn Bacillus và Lactobacillus trong việc cải thiện tỉ lệ sống, chất lượng ấu trùng và khả năng kháng bệnh đối với vi khuẩn Vibrio.alginolyticus. Thí nghiệm gồm 8 nghiệm thức, được thực hiện trong vòng 9 ngày đối với ấu trùng và 21 ngày với giai đoạn giống.
Trong giai đoạn đầu ấu trùng phù du, nghiệm thức có bổ sung Lactobacillus graminis có tỉ lệ sống và tăng trọng cao hơn so với đối chứng. Nghiệm thức có sự phối trộn giữa Bacillus và Lactobacillus lại giúp nâng cao tỉ lệ sống trong giai đoạn hậu ấu trùng phù du, trong khi đó Lactobacillus plantarum lại nâng cao tăng trọng và tỉ lệ sống trong bước đầu chuyển sang giai đoạn giống.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tiến hành gây cảm nhiễm sò giống với Vibrio.alginolyticus trong vòng 120h. Kết quả cho thấy, nghiệm thức có sự kết hợp của nhiều chủng Bacillus có tỉ lệ sống và mức độ hoạt động của enzyme superoxide dismutase tăng lên đáng kể, trong khi đó tất cả sò giống trong nghiệm thức đối chứng đều chết trong vòng 96h.
Từ đó cho thấy, mỗi chủng vi sinh có cơ chế hoạt động khác nhau, và hiệu quả của chúng sẽ khác đi theo từng giai đoạn phát triển. Nhìn chung, Bacillus và Lactobacillus giúp nâng cao tỉ lệ sống, tăng trọng cũng như tăng cường khả năng miễn dịch trên sò giống.
Có thể bạn quan tâm
Để nâng cao năng suất, sản lượng trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) vụ xuân hè, các địa phương trong tỉnh đã và đang áp dụng cách nuôi kết hợp
Tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của thị trường, ông Trịnh Xuân Hiền, phường Quảng Tâm (TP Thanh Hóa) đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá Koi giống
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, carbon trong phân, hô hấp và các chất bài tiết khác từ cá chiếm khoảng 16% tổng lượng carbon chìm dưới đại dương.