Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Bác sĩ chuyên trị bệnh máy tàu

Bác sĩ chuyên trị bệnh máy tàu
Tác giả: Công Tâm
Ngày đăng: 21/06/2016

Các “bác sĩ” nơi đây âm thầm, lặng lẽ, mỗi khi có tàu bị hư hỏng, chết máy ngay giữa biển khơi, chỉ cần có tín hiệu báo ứng cứu là ngay lập tức đội “bác sĩ”lên đường làm nhiệm vụ.

Anh Nguyễn Văn Quang - chủ cơ sở chuyên sửa chữa máy tàu cho biết, năm 17 tuổi, do gia đình đông con, khó khăn nên phải nghỉ học sớm. Ra đời, anh vật lộn với đủ thứ nghề nhưng cơ duyên đã đưa anh đến nghề sửa chữa máy tàu.

Sau học nghề, anh đi làm thuê cho các cơ sở, tích góp được ít vốn và tự mở cơ sở sửa chữa máy tàu. “Các “bác sĩ” ở đây rất đặc biệt, đa số là không bằng cấp, người lâu năm dạy người mới vào nghề bằng cách cầm tay chỉ việc, 5- 6 năm mới thành thạo. Các “bác sĩ” đều sửa chữa kịp thời, bắt ngay được căn bệnh, luôn gắng sức đem lại niềm tin, an toàn cho các chủ tàu” - anh Quang cho hay.

Kỷ niệm nhớ đời nhất của anh Quang là 3 năm trước: “Đang ngủ thì có tin tàu ở đảo Phú Quý (Bình Thuận), bị hư máy cần sửa chữa gấp. Dù thời thiết xấu mưa to gió lớn, tôi động viên mọi người cố gắng hoàn thành nhanh nhất vì trên tàu còn nhiều người đang  gặp nguy hiểm giữa biển khơi”.

Từ những khó khăn ban đầu, anh Quang đã đào tạo, gây dựng được 14 “bác sĩ” chuyên bắt bệnh cho tàu, bình quân thu nhập từ 5-8 triệu đồng/tháng/người. Mỗi tháng cơ sở của anh bắt bệnh cho 30 chiếc máy tàu. “Bác sĩ” Phan Văn Hoàng (quê Nghệ An), kể rằng, anh chưa hề được đào tạo qua trường lớp  nào nhưng được sự dìu dắt của anh Quang cũng như các đồng nghiệp, anh đã có kiến thức, kinh nghiệm do chịu khó học, học từ những bệnh nhỏ đến bệnh lớn, mổ xẻ từng chi tiết phân tích bệnh, học riết thành thuần thục mới sửa chữa nhanh được. Trong sửa chữa chỉ cần sơ xuất nhỏ sẽ làm hỏng hết toàn bộ máy của tàu, có những máy trị giá hàng chục triệu đồng nên khi làm phải hết sức thận trọng.

Ông Nguyễn Trung Hiếu – Trưởng Ban quản lý cảng Hòn Rớ nói thêm, bình quân mỗi năm có từ 16.000–17.000 lượt tàu cá cập cảng. Khi có tàu bị hư máy, đội sửa chữa tại chỗ sẽ giúp cho các chủ tàu rút ngắn thời gian, tiết kiệm được chi phí.


Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ nguồn lợi trời cho Bảo vệ nguồn lợi trời cho

Cá linh được đánh giá là loài cá có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao, đặc trưng của vùng ĐBSCL trong mùa lũ. Từ lâu, cá linh đã gắn bó với cư dân sông nước miền Tây, gắn bó với ký ức tuổi thơ của những người con xa xứ. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng đánh bắt cá non không tuân thủ quy định về mùa vụ khai thác đang làm nguồn cá linh tự nhiên sụt giảm nghiêm trọng, những người sống nghề câu lưới cũng khó khăn hơn.

20/06/2016
Cá nuôi lồng bè chết hàng loạt Cá nuôi lồng bè chết hàng loạt

UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) vừa có văn bản chính thức công bố nguyên nhân cá nuôi lồng bè tại đảo Lý Sơn chết hàng loạt trong những ngày qua là do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng.

20/06/2016
Ứng dụng mô hình mới vào sản xuất Ứng dụng mô hình mới vào sản xuất

Thích tìm tòi, nghiên cứu, khám phá những điều mới mẻ; không chùn bước trước khó khăn cũng không ngại thất bại, ngoài 60 tuổi, cựu thanh niên xung phong Út Tổng (Nguyễn Văn Tổng, ấp Lung Trường, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) lắp ráp thành công máy chế biến thức ăn cho cua, thực hiện mô hình nuôi cua công nghiệp lần đầu tiên xuất hiện ở huyện Trần Văn Thời, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho nghề nuôi cua của nông dân.

20/06/2016