Ba phương pháp tuyển chọn cá rô phi đơn tính đực

1.Phương pháp thủ công
Cá rô phi ương từ cá bột được 3-4 tháng đã có thể phân biệt đực, cái bằng mắt thường thông qua nhận biết phần phụ sinh dục của chúng, nhờ thế có thể tách riêng cá đực để nuôi.
Cách làm này chỉ có thể thực hiện với điều kiện ở các ao nuôi nhỏ và sẵn nguồn nhân lực, chỉ cần có hướng dẫn về kỹ thuật phân biệt cá đực, cá cái.
Tuy nhiên với yêu cầu của sản xuất lớn thì cách làm này tốn nhiều thời gian và hiệu quả thấp.
2. Phương pháp di truyền
Bằng phương pháp lai khác loài cá đực của loài rô phi này nuôi chung với cá cái của loài rô phi khác sẽ tạo được cá lai là cá đơn tính hoặc cá bất thụ, với phương pháp này sẽ cho tỷ lệ cá đực cao.
Hiện nay, tại Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt Miền bắc – Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã tiến hành sản xuất rô phi đơn tính bằng phương pháp lai xa, cá đực được sử dụng là cá O.aureus, cá cái được sử dụng là cá O.niloticus.
Tỷ lệ đực trong quần đàn từ 95% trở lên.
3. Phương pháp hóa sinh
Đây là phương pháp phối trộn một loại hoocmone vào thức ăn cho cá rô phi ăn trong 21 ngày tuổi đầu tiên, tùy theo điều kiện thiết bị và quản lý mà kết quả chuyển giới đạt được cao hay thấp.
loại hoocmone thường dùng là các hợp chất tổng hợp có liên quan đến testosterone tan rất ít trong nước, ví dụ như hoocmone 17αmethyltestosterone (viết tắt là MT) hoặc 17α ethynyltestosterone (viết tắt là ET) tuy nhiên MT được dùng phổ biến hơn.
Trong thời gian 21 ngày cá bột được nuôi trong giai hoặc trong bể để ngăn không cho cá ăn thức ăn khác ngoài thức ăn được trộn hoocmone chuyển giới.
Cách phối trộn thức ăn:
– Hòa tan 60mg MT hoặc ET vào 0,7l rượu ethanol 95%.
– Trộn dung dịch này với 10g Vitamin C vào 1kg bột cá.
– Cho bay hơi ethanol bằng cách phơi khô thức ăn ngoài nắng trong một vài giờ.
Với phương pháp này có thể tạo ra quần đàn cá rô phi đơn tính đực với tỷ lệ 90-95% đực.
Có thể bạn quan tâm

Vùng đồng ruộng nuôi xen canh rô phi cũng phải đào mương, ao khoảng 18 đến 20% diện tích cấy lúa làm nơi trú ẩn cho cá. Mương, ao phải được tát cạn, tẩy dọn, rắc vôi bón lót như trên, để đầu vụ xuân thả cá vào nuôi trước khi cấy lúa.

Việc rút ngắn thời gian nuôi cá thịt, cá đạt qui cỡ thương phẩm lớn là điều mong muốn của bất kỳ người nuôi cá nào. Có nhiều biện pháp để đạt được điều này, trong đó thả cá giống cỡ lớn là rất quan trọng.

Ao hồ là môi trường sống thuận lợi của các loài thuỷ sinh vật làm thức ăn cho cá. Các loài cá nuôi của ta ăn những loài thức ăn khác nhau: cá mè trắng ăn tảo; cá mè hoa ăn động vật phù du; cá trắm cỏ, cá bống ăn rong, bèo cỏ; cá trôi ăn tảo và những mùn bã hữu cơ ở đáy… vì vậy thả nuôi ghép nhiều loài cá có tính ăn khác nhau trong cùng một ao sẽ tận dụng hết nguồn thức ăn tự nhiên trong nước, nhờ thế sẽ làm tăng năng suất cá nuôi.

Nuôi cá rô phi trong lồng không phải là việc mới. Philipin là một nước Đông Nam Á nuôi cá rô phi trong lồng rất có kết quả. Ở nước ta, việc nuôi cá rô phi trong lồng từ cỡ cá giống lên cỡ cá thịt trong thời gian 3 tháng đã được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 tiến hành tại hồ chứa nước suối Hai (huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) trong hai năm liên tục (1996 – 1997).

Nuôi cá rô phi cao sản với 3 qui mô: nhỏ (diện tích dưới 1.000m2), vừa (diện tích dưới 4.000m2) và lớn (diện tích trên 10.000m2). Nuôi ở qui mô nhỏ có thể đạt 20 – 24 tấn/ha/năm (với 3 vòng nuôi cá thịt); còn ở qui mô vừa và lớn, năng suất đạt từ 16 – 18 tấn/ha/năm (với 2 vòng cá thịt, 1 vòng cá giống).