Australia - Giun Biển Lọc Nước Cho Tôm Nuôi

Tiến sĩ Paul Palmer- nhà sinh học kì cựu của chính phủ Queensland- cùng với Bộ Nông, Lâm , Ngư nghiệp và Trung tâm nghiên cứu Đảo Bribie (BIRC) đã nhận 1 khoảng trợ cấp 245.000 đô la để tiếp tục dự án 5 năm của mình trong việc dùng giun biển để lọc nước nhánh sông thải ra từ tôm nuôi. Những nền cát được dự trữ với 1 loài giun cát ở Vịnh Moreton. Dòng chảy từ những ao nuôi tôm được chảy qua phần bề mặt của lớp cát. Loài giun biển này ăn các chất dinh dưỡng và tảo đọng lại trên tầng cát. Người ta cũng có thể thu hoạch giun và dùng làm thức ăn cho tôm giống.
Dự án nuôi tôm dùng giun biển-còn được gọi là “máy hút bụi” ở Đảo Bribie, đã nhận được giải thưởng trị giá 279.000 đô la vì đã góp phần giảm bớt tình trạng ô nhiễm đối với môi trường. Trong buổi công bố trợ cấp cải tiến đất canh tác Quốc gia, Liên đoàn MP do Longman Wyatt Roy đánh giá: Trung tâm nghiên cứu Đảo Bribie gần như là trung tâm mang tầm vóc Quốc tế.
Ông Roy cho biết: “ Sự kết hợp của tính khéo léo và giá trị thực tế là điển hình chứng tỏ không chỉ cách nuôi trồng của người Úc tốt nhất mà phương pháp của họ cũng không kém. Tôi xin chúc mừng người đứng đầu dự án - Tiến sĩ Paul Palmer cùng các cộng sự của ông”.
Ông Roy cho biết Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp đã phê chuẩn 31 dự án trên Toàn quốc dưới sự hỗ trợ của quỹ phát triển trị giá 21,2 triệu đô.
Ông phát biểu: “Những khoản tài trợ về phát triển công nghệ và thực tiễn thông minh hơn nhằm hỗ trợ những nhà sản xuất trẻ tiếp tục đầu tư. Mục đích là để giảm chi phí đầu vào và tăng lợi nhuận trong khi vẫn đảm bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai”.
Tiến sĩ Palmer cho rằng dự án của ông đã hoàn toàn vượt qua các cuộc thử nghiệm tại BIRC và các trang trại nuôi tôm địa phương.
Người ta xây dựng và nuôi trữ loài giun Vịnh Moreton ở các lớp cát có dòng nước chảy xuôi. Tôm thải ra thức ăn thừa và chúng sẽ đi theo loài tảo nhỏ, trùng giày. Sau đó chúng nằm ở lớp cát rồi giun sẽ ăn chúng.
Tiến sĩ Palmer chia sẻ rằng trợ cấp đổi mới này sẽ gây quỹ cho hoạt động của Trung tâm nghiên cứu Đảo Bribie.
Biên dịch: Trang Lisbon - 2 LUA CO., LTD
Source: http://www.noosanews.com.au/news/worms-clear-the-way/2141342/
Có thể bạn quan tâm

Quan sát cảnh quan Tôm giống phải có kích thước đồng đều trong bể ương, tôm bám thành tốt hoạt động linh hoạt. Khi bơi đuôi tôm xòe ra, cặp râu lúc nào cũng khép kín kể cả khi bám tại chỗ.

Trong những ngày đầu bước vào năm 2010, tín hiệu thị trường cá tra, tôm sú xuất khẩu (XK) ở ĐBSCL đang báo hiệu khởi sắc.

Tôm càng xanh (TCX) Macrobrachium, là loài giáp xác sống và phát triển chủ yếu trong môi trường nước ngọt, kích thước cá thể lớn, thịt thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao. Nguồn TCX trong sông ngòi tự nhiên ở miền Nam nước ta rất phong phú, nhưng do khai thác không hợp lý, sản lượng ngày càng giảm và cạn kiệt.

Trong ao nuôi cá Rô Phi, bình thường thì tỷ lệ đực cái là 1:1 và cá đực luôn lớn nhanh hơn cá cái. Vì vậy, việc chuyển đổi giới tính cá rô phi toàn đực là nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng cá rô phi, vì trong ao nuôi toàn cá đực thì toàn bộ năng lượng cá hấp thu đều dùng cho mục đích tăng trưởng, không dùng vào sinh sản nên cá lớn nhanh và đồng cỡ. Từ đó cá rô phi thương phẩm toàn đực sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều.

Chuyển dịch cơ cấu đã khó, nhưng chuyển dịch sang một cơ cấu hiệu quả hơn càng khó. Từ thực tiễn sinh động ở mỗi vùng, đã xuất hiện nhiều cách chuyển đổi cơ cấu trong nghề nuôi tôm. Những kinh nghiệm đáng quý.