Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

7 nguồn cung nguyên liệu nông nghiệp thô lớn nhất

7 nguồn cung nguyên liệu nông nghiệp thô lớn nhất
Tác giả: Thanh Mai - Theo Investopia, Insider Monkey, FAO
Ngày đăng: 24/10/2017

Nguyên liệu thô trong nông nghiệp đóng vai trò chủ chốt trong việc nuôi dân số trái đất được dự đoán sẽ tăng lên 9 tỷ người vào năm 2050 (theo Liên hợp Quốc). Danh sách này được đưa ra dựa theo số liệu thống kê của FAO.

1. Pháp

Pháp là nước sản xuất nông nghiệp lớn nhất trong các nước thuộc Liên minh châu Âu, 18,1% sản lượng nông nghiệp EU đến từ Pháp. Pháp cũng xếp vị trí thứ 5 trong các nước xuất khẩu nông nghiệp lớn nhất thế giới với khoảng 53,4 tỷ USD năm 2014. Các mặt hàng nguyên liệu thô mà Pháp có thế mạnh là lúa mạch, kiều mạch, lúa mì đen, lúa mì.

2. Đức

Đức là quốc gia đứng thứ 3 trong các nhà xuất khẩu nông nghiệp lớn nhất thế giới. Dù là quốc gia phát triển nhất thế giới với nền công nghiệp sản xuất tiên tiến bậc nhất, Đức cũng rất chú trọng đến sản xuất nông nghiệp để phục vụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩu các nguyên liệu thô. Năm 2014, xuất khẩu nông nghiệp của Đức đạt 70,6 tỷ USD. Một nét thú vị là Đức phản đối mạnh mẽ sản xuất thực phẩm biến đổi gen, đầu năm 2015, Chính phủ Đức đã có động thái nhằm ngăn chặn cây trồng biến đổi gen trong nông nghiệp. Đức là quốc gia đứng đầu trong sản lượng thu hoạch lúa mạch đen, các mặt hàng nguyên liệu nông nghiệp thô khác là thế mạnh của Đức gồm: lúa mạch, lúa mì đen.

3. Nga

Nga là quốc gia đứng đầu thế giới trong sản xuất lúa mạch, kiều mạch và yến mạch. Với diện tích rộng lớn cùng nguồn cung nguyên liệu nông  nghiệp tho lớn nhất thế giới - chăn nuôinhững thảo nguyên trải dài, khí hậu ôn hòa, Nga đứng thứ 5 trong các nước sản xuất nông nghiệp lớn nhất thế giới. Sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga sau cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin đáp trả bằng cách cấm nhập khẩu thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp từ các nước EU và Mỹ. Lệnh cấm này ảnh hưởng lớn đến nhiều nông dân và nhà xuất khẩu nguyên liệu thô ở châu Âu và Mỹ, trái lại, các nước duy trì mối quan hệ ngoại giao tốt với Nga lại được lợi rất lớn từ cuộc khủng hoảng này khi lượng nhập khẩu nông nghiệp nói chung và nguyên liệu thô vào Nga đã tăng đột biến.

4. Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Theo số liệu của Investopia, năm 2010 Trung Quốc sản xuất được 197,2 triệu tấn gạo. Nhờ chính sách cải cách kinh tế vào những năm 1980 của Chính phủ, Trung Quốc đã giảm số người bị suy dinh dưỡng ở nước này xuống còn một nửa, tuy nhiên, hơn 150 triệu dân Trung Quốc vẫn còn rơi vào tình trạng thiếu thực phẩm. Trung Quốc cũng là quốc gia sản xuất ngô và lúa mì lớn và là bạn hàng xuất khẩu nguyên liệu thô của nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Ấn Độ, Nga, Mỹ…

5. Mỹ

Mỹ là nước sản xuất ngô lớn nhất thế giới, với sản lượng năm 2010 (theo Investopia) là 316,2 triệu tấn, xuất khẩu 9,1 tỷ USD – chiếm 50,1% xuất khẩu ngô toàn cầu. Ngoài ra, Mỹ cũng là nhà xuất khẩu khô đậu và lúa mì lớn nhất thế giới với giá trị xuất khẩu lần lượt là 16,5 tỷ USD (chiếm 50,5%) và 5,4 tỷ USD (chiếm 18%). Mỹ cho phép trồng các loại cây trồng nông nghiệp biến đổi gen để tăng sản lượng cũng như mẫu mã cho sản phẩm. Tuy nhiên, các cây trồng biến đổi gen của Mỹ đã bị cấm nhập khẩu tại Nhật Bản hay Đức vì lo ngại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các vật nuôi.

6. Ấn Độ

Là nước đông dân thứ 2 thế giới sau Trung Quốc, với lượng nhân công dồi dào cũng như thị trường tiêu thụ lớn, Ấn Độ cũng nằm trong top những quốc gia có nguồn cung nguyên liệu thô lớn nhất thế giới. Mặt hàng thế mạnh của Ấn Độ là lúa gạo, lúa mì, lúa miến, hạt kê. Sản lượng lúa gạo năm 2010 của Ấn Độ là khoảng 120 triệu tấn, lúa mì khoảng 80,7 triệu tấn. Mặc dù Ấn Độ có thể tự hào về sự phát triển nông nghiệp của mình cũng như tăng trưởng GDP trong nông nghiệp, tuy nhiên, năm 2014, 30% trẻ em Ấn Độ vẫn bị thiếu cân.

7. Brazil

Brazil có nền kinh tế phát triển thứ 9 thế giới, chủ yếu vì sản xuất nông nghiệp phát triển và chiếm tỉ trọng lớn trong GDP. Brazil cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu nguyên liệu nông nghiệp thô cao nhất thế giới với khoảng 55,4 tỷ USD năm 2010. Thị trường chính của Brazil là Trung Quốc (chiếm 22% xuất khẩu nông nghiệp của Brazil), Mỹ, Hà Lan, Nga và Đức.


Có thể bạn quan tâm

Tên là Hùm lại khoái chăn dê, khiến dân cả xã mê học nuôi theo Tên là Hùm lại khoái chăn dê, khiến dân cả xã mê học nuôi theo

Ông Trần Văn Hùm là người đầu tiên đưa mô hình nuôi dê về miệt vườn xã Thành Đông, huyện Bình Tân (Vĩnh Long)

23/10/2017
Nuôi gà lôi thu trăm triệu mỗi năm Nuôi gà lôi thu trăm triệu mỗi năm

Gà lôi dễ nuôi, thị trường tiêu thụ mạnh sau khi trừ chi phí đầu về con giống, thức ăn và các chi phí khác, mỗi tháng thu lãi hơn chục triệu đồng

24/10/2017
Nhà Djuanas tiên phong kinh doanh “thịt heo ăn liền” Nhà Djuanas tiên phong kinh doanh “thịt heo ăn liền”

Một doanh nghiệp đã chọn cho mình một hướng đi hoàn toàn khác, trở thành người tiên phong kinh doanh sản phẩm “thịt heo ăn liền”.

24/10/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.