40% nông dân sử dụng thuốc BVTV sai cách
Cụ thể, theo một điều tra mới đây của Cục BVTV, có đến 40% tỷ lệ người nông dân trồng rau tại các tỉnh sử dụng thuốc BVTV sai cách với nồng độ cao hơn mức cho phép, tỷ lệ nông dân pha trộn 2 – 3 hoạt chất, sản phẩm thuốc BVTV khi phun chiếm 70%.
Ngoài ra, phần lớn nông dân trồng rau hiện nay sử dụng thuốc BVTV từ 2-3 lần/tháng, thậm chí, nhiều nhà vườn còn sử dụng các hoạt chất ngoài danh mục cho phép của ngành trồng trọt khi sản xuất, thâm canh rau, củ, quả.
Ông Lê Văn Thiệt – Phó Chánh văn phòng Cục BVTV phía Nam, cho rằng, trong khi diện tích vùng trồng rau an toàn cả nước tính đến nay vẫn còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm tỷ lệ 7,4% tổng diện tích trồng rau trên cả nước trong khi số sản phẩm thuốc BVTV đăng ký sử dụng trên rau có đến gần 700 loại.
Còn theo ông Đào Duy Tâm – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội, để đủ điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nông dân phải đủ 4 - 5 loại giấy chứng nhận, từ xét nghiệm mẫu nước, mẫu đất, nơi sản xuất phải nằm trong vùng quy hoạch...
Sau đó, phải đáp ứng các vấn đề về điều kiện sơ chế.
Cửa hàng bán rau VietGAP, rau an toàn...
cũng phải xin phép chứng nhận đủ điều kiện.
“Muốn sản xuất rau an toàn, nông dân phải xin phép khắp nơi, lượng giấy chứng nhận này tương đương với 5–7 giấy phép con trong các ngành khác, trong khi thời hạn hiệu lực của chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP chỉ trong 1 năm, nông dân không thể kham nổi chi phí các chứng nhận này”- ông Tâm nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Giá bán tôm thẻ tắng hiện 128.000 đồng một kg, loại 60 – 70 con một kg trong lúc cá tra hiện được thu mua khoảng 25.000 đồng một kg.
Trừ chi phí hoạt động và lương cho khoảng 20 nhân công, mỗi tháng gia đình chị Nguyễn Thị Thiếc (Gio Linh, Quảng Trị) thu nhập 50 triệu đồng từ nghề chế biến và đóng gói sứa biển.
Vừa qua, tại TP. Cần Thơ, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Tổ chức Quỹ bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Việt Nam (WWF-VN) đã tổ chức hội thảo "Nâng cao nhận thức về sản xuất cá tra bền vững tại ĐBSCL".
Không đòi hỏi diện tích rộng hay kỹ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường, lại có thể tận dụng được diện tích chuồng trại nuôi heo cũ, mô hình nuôi lươn không bùn đang là một hướng đi mới của nhiều hộ dân ở TP.Biên Hòa.
Hiện nay ở Cà Mau, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp đang có chiều hướng tăng. Đây là vấn đề đòi hỏi ngành chuyên môn và người nuôi tôm cần chú ý và thận trọng hơn trong việc thả tôm nuôi; nhất là trong điều kiện diện tích tôm nuôi công nghiệp đang ngày càng nhiều hơn.