20 biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trong trại heo
Quản lí trại đẻ:
1. Áp dụng triệt để “cùng vào cùng ra”, sau khi một nhóm đẻ xong phải tiến hành tiêu độc khử trùng.
2. Quản lí vệ sinh sát trùng nái -trước khi đẻ phải điều trị bệnh và phòng ngừa kí sinh trùng.
3. Trường hợp nhất định phải ghép bầy heo con thì phải ghép trong 24 tiếng sau khi đẻ.
Quản lí trại cai sữa:
4. Xây chuồng ô trại nhỏ, kiên cố và lắp các tấm chắn không có mối nối
5. Áp dụng cùng vào cùng ra cho heo con mới nhập chuồng.
6. Không nuôi với mật độ cao ( duy trì 1 m2 dưới 3 con)
7. Tăng độ rộng máng cám ( tối thiểu một con 7 cm)
8. Duy trì thông thoáng khí trong trại( NH3 dưới 10ppm, cacbondioxyt dưới 15%)
9. Duy trì nhiệt độ tối ưu.
10. Cấm nuôi chung heo con khác nhóm.
Quản lí trại thịt:
11. Kiên cố hóa các chuồng trại, lắp đặt các tường ngăn cách.
12. Ap dụng triệt để All in- All out.
13. Heo con khỏe mạnh mới chuyển lên thịt.
14. Trong trại khi chuyển xuất thịt cấm nuôi trộn lẫn.
15. Mật độ nuôi ( bình quân 4.5 con / 3.3m2)
16. Duy trì thông khí cho chuồng trại.
Những vấn đề quản lí khác:
17. Áp dụng chương trình tiêm chủng phù hợp
18. Duy trì thông khí, chuyển heo cho phù hợp để giảm stress.
19. Khi thiến, chích thuốc phải sát trùng đầy đủ, ở nơi ra vào phải có dụng cụ sát trùng
20. Heo bệnh từ giai đoạn đầu phải cách ly và đào thải.
Có thể bạn quan tâm
Giai đoạn heo nái nuôi con là một trong những giai đoạn quan trọng nhất quyết định năng xuất cũng như hiệu quả chăn nuôi heo nái và cũng là giai đoạn quyết định tới chất lượng con giống để chuẩn bị cho các giai đoạn chăn nuôi heo về sau.
Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng 70% của tất cả các ca sảy thai rơi vào loại này. Bởi vì lợn nái trong lịch sử chỉ sản xuất một lứa đẻ mỗi năm. Với những giống lợn đẻ vào đầu mùa xuân, chúng có xu hướng bản năng là không duy trì mang thai trong suốt thời gian mùa hè và mùa thu.