10 Bài Học Nuôi Thành Công Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Thái Lan

Với hơn 16 năm kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng, Thái Lan đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để nuôi tôm thẻ chân trắng thành công. Xin giới thiệu các bài học kinh nghiệm này để bà con nuôi tôm tham khảo.
Bài học 1: Sử dụng vôi và bã trà (saponin)
Vôi và bã trà (saponin) được sử dụng ở tất cả các trang trại nuôi tôm. Bã trà có tác dụng diệt tất cả các loại cá tạp có trong ao. Vôi được sử dụng để điều chỉnh pH đất và pH nước bởi vì độ pH nước trong ao là tương đối thấp so với nhu cầu của tôm thẻ chân trắng (7,6-7,8).
Bài học 2: Mật độ tôm thả nuôi
Qua nhiều năm thất bại do tôm nuôi ở mật độ cao. Hiện nay người nuôi tôm ở Thái Lan đã giảm mật độ tôm nuôi. Mật độ tôm chân trắng thả nuôi được giảm xuống còn 60.000-100.000 con/rai
(rai: đơn vị đo diện tích ở Thái Lan, 1rai = 1.600 m2) tức là khoảng 37,5- 62,5 con/m2.
Bài học 3: Oxy trong ao nuôi
Người nuôi tôm tại Thái Lan đặc biệt quan tâm đến oxy trong ao nuôi tôm. Ngoài cánh quạt, trong hệ thống các ao nuôi tôm tại Thái Lan được trang bị các hệ thống khuếch tán oxy tầng đáy. Mức oxy hoà tan trong ao luôn duy trì mức độ từ 6-8 mg/l. Đáp ứng nhu cầu cho tôm, vi sinh, tảo và phân giải khí độc.
Ao nuôi tôm sử dụng oxy đáy
Một ao nuôi tôm sử hệ thống oxy đáy & tạo kênh dòng chảy
Bài học 4: Phòng chống bệnh đầu vàng
Năm 1993 là năm mà bệnh đầu vàng bắt đầu bùng phát mạnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Thái Lan. Các nhà khoa học Thái Lan đã tập trung nghiên cứu để tìm cách phòng chống bệnh đầu vàng trên tôm có hiệu quả. Đáng chú ý là năm 1995 Satapon Direkbusarakon đã nghiên cứu sử dụng dịch chiết xuất từ cây chó đẻ răng cưa để chặn lại sự nhiễm virus gây bệnh đầu vàng. Kết quả này đã mở ra một khả năng có thể sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật để ngăn chặn sự bùng nổ của các bệnh do virus ở tôm cá.
Bài học 5: Áp dụng hệ thống nuôi tôm khép kín
Năm 1994 tiến sĩ Kun Bunserm đã đề xuất nuôi tôm thẻ chân trắng bằng hệ thống nuôi tôm khép kín nhằm cách ly sự bùng phát dịch bệnh trong nuôi tôm.
Bài học 6: Kiểm tra bệnh trên tôm giống thả nuôi bằng phương pháp PCR
Việc kiểm tra bệnh trên tôm giống bằng phương pháp PCR được đề xuất từ năm 1995 tại Thái Lan và được duy trì cho đến ngày nay. Việc kiểm tra bệnh trên tôm giống bằng phương pháp PCR để loại trừ được các lô tôm giống mang mầm bệnh virus nguy hiểm mà có thể phát sinh thành dịch.
Bài học 7: Kiểm tra định kỳ tôm nuôi bằng phương pháp PCR
Trong quá trình nuôi tôm, các trang trại nuôi tôm nếu quan tâm trong công tác xét nghiệm tôm nuôi bằng phương pháp xét nghiệm PCR thì sẽ thành công. Những trang trại nuôi tôm tại Thái Lan không quan tâm đến vấn đề này đã phải trả giá trong giai đoạn từ năm 1996-2002.
Bài học 8: Nguồn gốc tôm giống
Giai đoạn năm 2002-2003 là giai đoạn thành công của nghề nuôi tôm chân trắng tại Thái Lan. Trong giai đoạn này, Thái Lan đã di nhập và phát triển tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc từ Hawaii thông qua công ty Charoen Pokphand Foods Plc. Tỷ lệ sống của tôm nuôi đạt hơn 90% và kích cỡ tôm thương phẩm đạt 50-60 con/kg.
Xác định giai đoạn ấu trùng dựa trên gai có hình mỏ chim. PL9 có 3 gai. PL10 có một gai thứ 4 đang được hình thành. PL12 được xác định bởi gai thứ 4 phát triển hoàn thiện.
Bài học 9: Công tác di truyền và chọn giống được quan tâm
Các nhà nghiên cứu về di truyền và chọn giống đã tiếp cận vấn đề này và tham gia nghiên cứu phát triển giống tôm ở Thái Lan. Điều này mở ra một tương lai tươi sáng cho ngành công nghiệp nuôi tôm tại những nước này.
Bài học 10: Quản lý chất lượng toàn diện
Vấn đề này được đặt ra từ năm 2004 cho ngành công nghiệp nuôi tôm tại Thái Lan. Việc quản lý chất lượng được quan tâm kiểm soát chặt chẽ từ khâu đầu tiên: tôm bố mẹ, sinh sản…đến khâu cuối cùng: thu hoạch tôm, bảo quản, xuất khẩu… để đảm bảo được chất lượng tôm xuất khẩu an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã bắt mắt… được thế giới ưa chuộng./.
Có thể bạn quan tâm

Đa số hộ nuôi thủy sản đều gặp khó khăn trong việc tạo nguồn thức ăn tươi sống. Việc chọn và ương nuôi một số đối tượng làm thức ăn tươi sống đang được quan tâm nhiều.

Trong các phương pháp trị bệnh cho tôm, cá thì đưa thuốc trị bệnh qua đường thức ăn được người nuôi sử dụng khá phổ biến. Để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất, điều quan trọng là cần trộn thuốc vào thức ăn đúng cách.

Đối với tôm mới thả, việc cho ăn theo đúng quy tắc là vô cùng quan trọng. Lựa chọn thức ăn hiệu quả Hiện có ba loại thức ăn dành cho tôm:

Sản xuất 90 tấn thức ăn theo quy trình công nghệ xây dựng cho tôm hùm giai đoạn giống và thương phẩm; tiết kiệm 24% chi phí thức ăn so với cá tạp;… là những kết quả của Dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh” (mã số KC.06.DA05/11-15) do PGS. Lại Văn Hùng, Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang làm chủ nhiệm.

Trong nuôi trồng thủy sản, quản lý chi phí thức ăn là một trọng tâm chính vì thức ăn thường là chi phí đầu vào lớn nhất. Thay đổi quyết định liên quan đến nguồn thức ăn từ việc hướng nó là một chi phí quan trọng sang việc chỉ xem thức ăn như là một sự đầu tư có thể đem lại lợi nhuận lớn hơn.