Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Sâu Cuốn Lá Nhỏ

Sâu Cuốn Lá Nhỏ
Ngày đăng: 29/10/2013

(Cnaphalocrosis medinalis Guenee)(Tên khoa học: Cnaphalocrosis medinalí Guenee)
Thuộc: Họ: Pyralidae Bộ: Lepidoptera

Đặc điểm hình thái:


- Trứng hình bầu dục, có vân mạng lưới rất nhỏ, đẻ cả ở mặt trên và mặt dưới lá (nhưng chủ yếu ở mặt trên lá). Trứng mới đẻ màu hơi đục, khi gần nở chuyển màu ngà vàng.- Sâu non tuổi 1 đã rất linh hoạt; tuổi 2-3 trở đi nhả tơ

khâu hai mép lá cuốn thành tổ nằm bên trong gây hại; tuổi 4-5 nhả tơ dệt gập lá theo chiều ngang hoặc chập nhiều lá thành bao. Sâu non mới nở màu trắng trong, đầu màu nâu sáng, khi bắt đầu ăn cơ thể chuyển màu xanh lá mạ. Sâu non đẫy sức chuyển màu vàng hồng chui ra khỏi bao tìm chỗ hoá nhộng theo cách nhả tơ, cắn đứt hai mép lá khâu thành bao hoặc bò xuống gốc lúa, bẹ lá dệt kén mỏng hoá nhộng.


- Nhộng: có mầm cánh, râu đầu và chân vượt quá mép sau đốt bụng thứ 4. Lỗ thở trồi lên, các đốt bụng thứ 6, 8 thót vào.

- Con trưởng thành: có màu vàng nâu, mép trước cánh trước màu nâu đen. Ở khoảng 2/3 kể từ gốc cánh con đực có chấm lõm màu đen óng ánh, trên chấm có chùm lông màu nâu xẫm.


Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:

Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ từ 30-35 ngày:
+ Thời gian trứng: 6-7 ngày.+ Thời gian sâu non: 15-25 ngày.
+ Thời gian nhộng: 6-8 ngày.+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 2-7 ngày.
Ngài của sâu cuốn lá nhỏ có tính hướng quang rất mạnh và con cái mạnh hơn con đực. Nhộng thường vũ hóa về đêm, ban ngày thường ẩn nấp, nếu khua động thì chỉ bay lên bằng chiều cao ngọn

Phòng trừ bằng cách:


● Bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm.● Điều chỉnh mật độ cấy hợp lý, vệ sinh đồng ruộng và diệt trừ cỏ dại là nơi trú ngụ qua đông.
● Dùng các biện pháp thủ công: bẫy đèn bắt bướm…● Diệt trừ bằng thuốc hoá học: phun các loại thuốc: Padan 95SP, Gegent 800WP, Sumithion 50 EC, Karte 2,EC…


Có thể bạn quan tâm

Xu hướng bộc phát rầy Xu hướng bộc phát rầy

Sự gia tăng cao của mật số rầy hại lúa ngoài việc gây cháy rầy, còn dẫn đến tình trạng lây nhiễm một số bệnh do vi rút

30/07/2018
Bệnh vi khuẩn trên lúa Bệnh vi khuẩn trên lúa

Bệnh do vi khuẩn gây hại trên lúa luôn là mối lo ngại của nông dân ĐBSCL, đặc biệt trong mùa mưa SX lúa hè thu và thu đông.

31/07/2018
Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh trên lúa mùa Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh trên lúa mùa

Cần chú ý phòng trừ các ổ rầy các loại, sâu đục thân, châu chấu và diệt chuột bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để hạn chế nguồn chuột gây hại khi lúa sang

13/09/2018
Bệnh lem lép hạt lúa Bệnh lem lép hạt lúa

Trong thực tế sản xuất lúa, bệnh lem lép hạt thường xuyên xảy ra trên đồng, và xảy ra trong tất cả các vụ lúa.

24/09/2018
Giống lúa giúp be bồ chứa thóc Giống lúa giúp be bồ chứa thóc

Giống lúa BC15 được trình diễn lần đầu tiên trong vụ HT 2018 trên cánh đồng xã An Thạch, huyện Tuy An (Phú Yên) đã giúp nông dân be bồ chứa thóc.

25/09/2018