Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Quy Luật 2 Xanh - 2 Vàng Của Ruộng Lúa Năng Suất Cao

Quy Luật 2 Xanh - 2 Vàng Của Ruộng Lúa Năng Suất Cao
Ngày đăng: 29/10/2013

Cây lúa không phải là cây rau. Rau thì cần xanh liên tục tức cần nhiều đạm để cho năng suất cao, trái lại cây lúa phần cần thu hoạch chính là hạt (chứ không phải là rơm), nếu không điều chỉnh bón phân cân đối, hợp lý nhất là bón thừa đạm vào cuối vụ (lúc lúa làm đòng trở đi) lúa sẽ giữ màu xanh liên tục sẽ dẫn đến mất cân đối (chỉ phát triển thân lá, bông hạt kém, nhiều sâu bệnh). Do vậy, một ruộng lúa muốn đạt năng suất cao thì bà con nông dân phải hiểu rõ quy luật 2 xanh, 2 vàng để điều khiển đúng quy luật

 Xanh 1: Lúc bắt đầu gieo: Rất cần chuẩn bị mặt bằng đồng ruộng tốt, chất lượng giống tốt, ngâm ủ nảy mầm trên 90% khi gieo xuống cây lúa sẵn sàng mọc trong điều kiện thuận lợi nhất để có màu xanh ngay khi ra lá đầu tiên gọi là XANH 1. Nếu vì lý do gì sau khi gieo xong, cây lúa không mọc nổi, thiếu nước, thiếu phân, bị sâu bệnh tấn công lá bị vàng, cây không mọc nổi là trái với quy luật.


 Cần giữ màu xanh của lúa trong giai đoạn XANH 1 cho đến cuối thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu (từ lúc gieo cho đến khoảng 30 ngày sau khi gieo). Lưu ý trong giai đoạn này nếu có sử dụng thuốc trừ cỏ 2,4D chỉ nên áp dụng vào 2 thời kỳ: 15-18 ngày sau khi sạ (NSS) (trước lúc bón phân đợt 2) và 30-38NSS (sau khi lúa đã đẻ kín hàng) sẽ không làm tác hại lớn đến quy luật XANH 1 này (không làm sựng cây lúa). Phòng trừ sâu bệnh tốt (lưu ý bọ trĩ, sâu phao và cháy lá).

Vàng 1: Cần áp dụng mọi biện pháp cho cây lúa chuyển sang màu vàng tranh lúc chuẩn bị đón đòng là rất cần thiết. Nếu ruộng lúa nào không chuyển sang màu vàng tranh trước lúc đón đòng là sai quy luật VÀNG 1, cây sẽ phát triển thân lá, về sau nhiều sâu bệnh, bông hạt kém, lốp đổ.


 Biện pháp tích cực để tác động cho cây lúa chuyển sang Vàng 1 là:

- Bón phân đợt 2 sớm (18-20NSS), không đợi cấy dặm xong mới bón. Tác dụng của việc bón phân đợt 2 chủ yếu để nuôi những nhánh đã đẻ trước đó (chủ yếu là 2 ngạnh trê) đủ dinh dưỡng, khỏe, mập, mạnh để sẵn sàng trở thành những chồi cho bông về sau. Các nhánh đẻ muộn về sau, do bón phân đợt 2 sớm nên ruộng lúa sẽ hết phân lúc các nhánh phụ này có dưới 3 lá sẽ tự chết. Điều này tạo thành ruộng lúa ít có lá ủ (lá chưn), thông thoáng, các nhánh chính thì khỏe, mập, mạnh về sau sẽ cho bông dài, nhiều hạt (bông cái có trên 100 hạt và 2 ngạnh trê có từ 40-60 hạt).


- Nên cắt nước lúc ruộng lúa đã đẻ kín hàng (từ 30-40 NSS) với mục đích là hạn chế các nhánh đẻ vô hiệu, làm cho đất thông thoáng, rễ lúa đủ oxy hô hấp, giảm bớt các độc chất trong môi trường ngập nước, cây lúa cứng lại, ít sâu bệnh, chuyển sang làm đòng hết sức thuận lợi.

- Màu sắc của lá lúa sẽ từ màu xanh đậm (30NSS) sẽ lợt dần cho đến khi chuyển sang màu vàng tranh (khoảng 40-45 ngày sau sạ).
 Xanh 2: Quan sát ruộng lúa khi có trên 2/3 đã chuyển sang màu vàng tranh (khoảng từ 40-45 ngày đối với các giống lúa có thời gian sinh trưởng 90-95 ngày) thì nên đưa nước vào và bón phân đón đòng theo kỹ thuật "Không ngày, Không số": Chỗ lúa vàng tranh bón 50kg Urê + 50 kg Kali/ha; Chỗ lúa còn xanh (lúa tốt) bón 100kg Kali/ha (không bón Urê); Chỗ ½ vàng, ½ xanh lúa còn hơi tốt, bón 25 kg Urê + 75 kg Kali. Nếu bón phân đúng kỹ thuật khi cây lúa trổ, phải có màu xanh (đặc biệt là 3 lá trên cùng phải xanh bền, xanh lâu mới tạo được năng suất cao) gọi là XANH 2. Nếu vì lý do gì, từ khi lúa đã trổ - chín sữa bị vàng là trái với quy luật.

 Các biện pháp chính để giữ cho 3 lá trên cùng xanh là:
- Không sạ quá dày, lá sẽ che khuất lẫn nhau.- Bón phân cân đối, tránh thừa đạm, thừa lân vào cuối vụ.
- Nước đầy đủ (từ làm đòng - chín sáp), phòng trừ sâu bệnh tốt, kịp thời. Nếu lá vàng, có thể xịt phân bón lá để giữ lá xanh lâu.

 Vàng 2: Cần tháo nước trước lúc thu hoạch để thúc đẩy quá trình chín của ruộng lúa: tạo điều kiện cho lúa chuyển sang VÀNG 2 Tùy theo địa hình, nếu ruộng lúa có địa hình cao, dễ mất nước chỉ cần tháo nước trước 5-7 ngày; ruộng có địa hình trũng, lầy, cần tháo nước trước 10-15 ngày.


Có thể bạn quan tâm

Bón Phân Cho Lúa Trên Đất Phèn Bón Phân Cho Lúa Trên Đất Phèn

Tùy theo điều kiện hình thành mà có nơi Fe chiếm ưu thế có nơi Al chiếm ưu thế, có nơi 2 thành phần này cùng chung sống với nhau. Khi quan sát màu nước trong ruộng, biểu hiện rõ là ở các gốc ruộng hoặc quanh bờ, mặt nước có váng màu đỏ thì có thể hiểu ngay ruộng đó do phèn sắt gây ra là chủ yếu, có nơi gọi là phèn nóng.

28/10/2013
Bọ Xít Đen Hại Lúa Bọ Xít Đen Hại Lúa

Đặc điểm hình thái: - Trứng hình cốc, mới đẻ màu xanh nhạt, sau có màu nâu đỏ hoặc nâu xẫm. Trứng đẻ thành ổ, xếp hai hàng. - Bọ xít đen mới nở hình hơi tròn, mắt kép màu đỏ, thân màu đỏ nâu, không cánh, đẫy sức màu tro nâu.

28/10/2013
Cách Phun Thuốc Trừ Cỏ Cho Lúa Có Hiệu Quả Cách Phun Thuốc Trừ Cỏ Cho Lúa Có Hiệu Quả

Thời điểm và điều kiện phun thuốc trừ cỏ: Phun thuốc trừ cỏ khi lúa đã bén rễ hồi xanh, nhiệt độ ngoài trời>130C. Điều kiện phun thuốc trừ cỏ cho hiệu quả cao là khi mặt ruộng có một lớp nước ngập 2-3 cm hoặc có độ ẩm bão hoà, nhẵm mềm chân. Như vậy đối với vụ xuân, sau cấy 10-20 ngày tuỳ theo nhiệt độ môi trường sau cấy, khi lúa hồi xanh (nhổ thấy có rễ mới màu trắng) mới phun thuốc trừ cỏ.

28/10/2013
Châu Chấu Hại Lúa Châu Chấu Hại Lúa

Đặc điểm hình thái: - Trứng hình ống hơi cong ở giữa, một đầu hơi to màu vàng đậm, ổ trứng hình túi, trong đó trứng xếp xiên hai hàng. Trứng đẻ thành ổ từ 10-30 quả trong thân lúa, nếp gấp của lá lúa và trong những bụi cỏ trên mặt nước.

28/10/2013
Hiệu Quả Từ Phương Thức Gieo Cấy Lúa Theo Hàng Hiệu Quả Từ Phương Thức Gieo Cấy Lúa Theo Hàng

Sau hai năm thực hiện mô hình cấy và gieo thẳng lúa theo phương thức hàng rộng, hàng hẹp, nhiều nông dân Thái Bình đã thừa nhận hiệu quả của phương thức này, đó là: giảm 30% lúa giống, tăng năng suất 10%, giảm sâu bệnh và không còn dấu hiệu của bệnh vàng lùn, lùn sọc đen.

28/10/2013