Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Cách Phun Thuốc Trừ Cỏ Cho Lúa Có Hiệu Quả

Cách Phun Thuốc Trừ Cỏ Cho Lúa Có Hiệu Quả
Ngày đăng: 28/10/2013

Thời điểm và điều kiện phun thuốc trừ cỏ: Phun thuốc trừ cỏ khi lúa đã bén rễ hồi xanh, nhiệt độ ngoài trời>130C. Điều kiện phun thuốc trừ cỏ cho hiệu quả cao là khi mặt ruộng có một lớp nước ngập 2-3 cm hoặc có độ ẩm bão hoà, nhẵm mềm chân. Như vậy đối với vụ xuân, sau cấy 10-20 ngày tuỳ theo nhiệt độ môi trường sau cấy, khi lúa hồi xanh (nhổ thấy có rễ mới màu trắng) mới phun thuốc trừ cỏ.

Lựa chọn loại thuốc trừ cỏ: Trước khi phun thuốc trừ cỏ cho lúa nên quan sát bề mặt ruộng lúa, nếu thấy bề mặt ruộng chưa thấy cỏ mọc thì dùng các loại thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm phun cho lúa: Machete 60EC; Butavi 60EC; Venus 300EC...
Thấy ruộng lúa có nhiều loại cỏ lá hẹp, lá rộng giai đoạn nhú mầm (cây cỏ có dưới 2 lá): Dùng các loại thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sớm như: Pyanchor 3EC; Rat 800WG; Tar 10WP; Beron 10WP; Beto 14WP…

Ruộng lúa có nhiều cỏ lá rộng đã lớn (cây cỏ cao 2-3 cm) như: Dền gai, dừa cạn, cỏ ớt, cỏ bợ, cỏ mực…, dùng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm đặc trị loại cỏ hai lá mầm (xem kỹ phần hưỡng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm) như: Zico 48SL, 2,4D 96WP...
Ruộng lúa có nhiều rêu, nhớt và bèo tấm phun thuốc Rat 800WG.

Các loại thuốc trừ cỏ phần hướng dẫn sử dụng có ghi có thể trộn với phân đạm hay cát vãi trên ruộng lúa nước: Rat 800WG, Acelidad 30WP, Al*Ha 25WP, Afadax 7WP… bà con có thể áp dụng cách này nếu trên mặt ruộng có một lớp nước ngập 2-5 cm. Nếu ruộng cạn hở đất cần phải dùng biện pháp phun hoặc chọn loại thuốc khác phù hợp.


Duy trì mực nước ngập hoặc hiện trạng nước sau khi phun thuốc trừ cỏ 3-5 ngày đảm bảo cho thuốc có đủ thời gian tiêu diệt cỏ hữu hiệu.


Có thể bạn quan tâm

Khắc phục lúa ngộ độc hữu cơ Khắc phục lúa ngộ độc hữu cơ

Khi bệnh mới phát sinh, ngọn lá lúa biến thành vàng đỏ, khô từ chóp lá lan dần xuống dưới, thân yếu, lá có khuynh hướng dựng đứng

03/01/2019
Hướng dẫn biện pháp quản lý bệnh lùn sọc đen hại lúa Mùa Hướng dẫn biện pháp quản lý bệnh lùn sọc đen hại lúa Mùa

Để hạn chế tác hại do bệnh lùn sọc đen gây ra trong vụ Mùa 2018, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn biện pháp quản lý bệnh lùn sọc đen như sau

10/01/2019
Phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa mùa Phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa mùa

Trước nguy cơ bệnh lùn sọc đen bùng phát, gây hại cho diện tích lúa Mùa, tỉnh Nam Định đã và đang tập trung các giải pháp để phòng, chống bệnh lùn sọc đen

10/01/2019
Để hạt lúa giống nảy mầm đều hơn Để hạt lúa giống nảy mầm đều hơn

ĐBSCL đang bước vào thu hoạch lúa đông xuân và đang chuẩn bị xuống giống vụ xuân hè. Ở những vùng có đê bao, chủ động bơm tưới nước thường làm 3 vụ/năm

10/01/2019
Một số biện pháp chủ yếu phòng trừ lúa cỏ Một số biện pháp chủ yếu phòng trừ lúa cỏ

Nhiễm lúa cỏ hiện nay rất phổ biến, đây là nguyên nhân làm cho ruộng lúa không bằng phẳng, có nhiều tầng và năng suất giảm đáng kể so với ruộng không bị nhiễm

16/01/2019