Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Bệnh Lúa Von

Bệnh Lúa Von
Ngày đăng: 28/10/2013

(Fusarium moniliforme Shel)Bệnh lúa von là loại bệnh do loài nấm Fusarium moniliforme Shel gây nên do nguyên nhân truyền nhiễm hoặc lây nhiễm. Nấm bệnh có thể phát triển ở điều kiện nhiệt độ từ 10-37oC (thích hợp nhất ở điều kiện 24-32oC), ẩm độ cao và ánh sáng yếu. Trên đồng ruộng, bào tử phân sinh có thể tồn tại và sống trong đất từ 4-6 tháng. Nấm bệnh tồn tại chủ yếu dưới dạng sợi và bào tử hữu tính trên tàn dư cây lúa bị bệnh, trong đất và trong phôi hạt giống. Bệnh có thể lây truyền qua không khí, qua tàn dư của cây bị bệnh, nhưng chủ yếu là qua hạt giống.


Triệu chứng của bệnh biểu hiện như sau: cây mạ bị bệnh đôi khi phát triển cao gấp hai lần so với mạ bình thường, toàn bộ cây mạ có màu xanh vàng (nhạt), cây cứng giòn. Ngoài dạng bệnh trên, bệnh lúa von còn có triệu chứng như cây mạ (lúa) bị lùn đi hoặc cũng có thể không làm thay đổi chiều cao cây. Nguyên nhân chủ yếu do sự biến động của điều kiện thời tiết sẽ làm cho lượng độc tố của nấm bệnh tiết ra khác nhau.

Phần lớn cây bị bệnh sẽ chết do thối gốc. Nếu cây lúa bị bệnh sống đến giai đoạn làm đòng, trỗ bông thì lóng cây vươn dài, rễ bất định mọc ở các đốt phía dưới gần gốc lúa; có thể quan sát thấy lớp nấm màu phấn trắng hoặc phớt hồng bao quanh trên vỏ hạt nếu thời tiết ẩm ướt, nếu khô trên đốt thân và vỏ hạt có nhiều chấm nhỏ li ti mầu xanh đen, đó chính là quả thể nấm. Cây bị bệnh sống được, có thể trỗ bông nhưng hạt bị lép hoặc lửng. Các bộ phận ở phía dưới mặt đất của cây (rễ, gốc thân) dễ bị nhiễm bệnh hơn các bộ phận ở phía trên mặt đất (bẹ lá, đốt thân...). Bệnh lúa von cũng có loại giống kháng hoặc giống nhiễm.
Phòng trừ bằng cách:

● Không lấy hạt lúa ở những ruộng, những vùng đã bị bệnh làm giống cho vụ sau.
● Xử lý hạt giống bằng nước nóng 54oC. Hoặc dùng một trong các lọai thuốc trừ bệnh như  Bendazol 50WP, Carbenzim 50WP, Derosal 50SC, Carben 50WP, Bavistin 50SC, Mancozeb 80WP... pha với tỷ lệ 20-30 ml thuốc pha vào 10 lít nước rồi cho hạt giống vào ngâm từ 24-36 giờ, vớt ra rửa lại bằng nước sạch, sau đó đem ủ bình thường để diệt nấm trên vỏ hạt. Cũng có thể sử dụng những lọai thuốc trên để  phun xịt trừ nấm bệnh trên cây.● Với lúa cấy khi nhổ mạ cần chú ý tránh làm đứt chồi, rễ mạ, tránh làm rập nát cây mạ để hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh.
● Kiểm tra ruộng lúa thường xuyên để phát hiện và nhổ bỏ kịp thời những cây bị bệnh đem ra khỏi ruộng tiêu hủy.● Bón phân cân đối giữa đạm, lân và ka li để cây sinh trưởng, phát triển tốt cũng có tác dụng làm giảm bớt sự nhiễm bệnh của cây.v


Có thể bạn quan tâm

Giống lúa chất lượng QNg6 Giống lúa chất lượng QNg6

Thêm bộ giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành chọn tạo, khảo nghiệm giống lúa QNg6 kết quả rất tốt

19/10/2018
Bàn cách diệt rầy hại lúa Bàn cách diệt rầy hại lúa

Những năm gần đây ở miền Bắc, tập đoàn rầy đã gây hại không chỉ trong vụ xuân mà còn trong cả vụ mùa (gây cháy rầy; lây lan dịch bệnh lùn sọc đen).

19/10/2018
Phương pháp gieo cấy mạ khay, mạ ném ở Đông Lĩnh Phương pháp gieo cấy mạ khay, mạ ném ở Đông Lĩnh

Kỹ thuật làm mạ khay không khó, chỉ lưu ý trước khi rắc, mạ khay phải được gạt phẳng mặt, tới lúc ném sẽ không bị giắt và đều mạ.

24/10/2018
Chống rét cho mạ xuân Chống rét cho mạ xuân

Thời tiết rét buốt, gây hại cho mạ xuân. Dưới đây là cách chống rét cho mạ, bà con có thể áp dụng:

24/10/2018
Giống lúa TBR 36 khẳng định trên Tây Nguyên Giống lúa TBR 36 khẳng định trên Tây Nguyên

Mô hình được thực hiện tại buôn M'oa với quy mô 23 ha, 114 hộ tham gia. Để thực hiện mô hình, ThaiBinh Seed hỗ trợ 3 tấn giống lúa thuần TBR 36

25/10/2018