Trồng Gần 1.000 Cây Lộc Vừng Ở TP.Đông Hà

Từ đầu năm 2013 đến nay, TP.Đông Hà đã phát động nhân dân sống tại 13 tuyến đường trung tâm thành phố tổ chức trồng được 927 cây lộc vừng.
Việc trồng cây lộc vừng được tiến hành theo phương thức Nhà nước hỗ trợ cây giống, nhân dân tham gia trồng, chăm sóc. Trước mỗi nhà dân dọc hai bên đường phố sẽ được trồng một cây lộc vừng, nhà nào ở gần nhất sẽ chăm sóc cây lộc vừng đó. Hoạt động này nhằm tạo một nét đẹp riêng cho TP.Đông Hà trong lĩnh vực phát triển cây xanh đường phố.
Hiện nay, cây lộc vừng tiếp tục được TP.Đông Hà ưu tiên, vận động nhân dân trồng và chăm sóc để vừa tạo bóng mát vừa làm đẹp cho thành phố. Tuy nhiên, các chuyên gia về cây trồng khuyến cáo, lộc vừng là loại cây có giá trị kinh tế cao, đẹp, nhưng hoa nhỏ, nhanh tàn, rụng hoa nhiều trong ngày, nên rất tốn công sức quét dọn đường, hơn nữa loại cây này có độ che phủ không cao. Vì vậy, TP. Đông Hà cần có kế hoạch phát triển loại cây này ở mức độ vừa phải, phù hợp với cảnh quan của thành phố, không nên phát triển ồ ạt
Có thể bạn quan tâm

Cây đậu phộng bám rễ khá lâu trên vùng đất gò cao, đồi dốc, triền núi của huyện Tri Tôn (An Giang) nói chung, xã Núi Tô nói riêng, là cây trồng thích hợp, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu lắp vụ và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào Khmer sở tại.

Khoai lang là cây trồng lấy củ, vốn rất quen thuộc với nông dân ở các vùng, miền. Trong nhiều năm gần đây, cây khoai lang đã trở thành cây trồng hàng hóa, đem lại hiệu quả cao cho người trồng. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm là đơn vị không chỉ chọn tạo được nhiều giống cây có củ tiến bộ mà còn có nhiều kĩ thuật tiên tiến tác động lên các cây trồng này.

Ngày 19.7, UBND xã Bình Minh vừa phối hợp Hội Nông dân xã (Thị xã) tổ chức lễ trao bò cho 9 hội viên nông dân. Đây là các hội viên thuộc Tổ liên kết chăn nuôi bò sinh sản của xã tại ấp Giồng Cà.

Trong số những mô hình kinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả ở huyện Thanh Trì, không thể không kể đến mô hình nuôi trồng thủy sản của ông Nguyễn Duy Hưởng, thôn 3, xã Đông Mỹ, Hà Nội. Không chỉ làm kinh tế có hiệu quả cao, ông Hưởng còn là một trong những người tiên phong đưa con tôm càng xanh về nuôi tại địa phương này.

Theo ông Châu Hoàng Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải (Trà Vinh), vụ nuôi tôm sú năm 2013, huyện Duyên Hải có khoảng 14.400 hộ thả nuôi 02 loại tôm sú và tôm thẻ chân trắng, diện tích khoảng 17.300ha, hơn 1,14 tỷ con giống, tăng gần 1.500 hộ, tăng gần 6,6 triệu con giống so với cùng kỳ.