Cần biết về nuôi cá rô phi
Cá rô phi có một lịch sử rất rộng và đa dạng. Nguyên từ vùng nước ấm của Châu Phi, Cá rô phi phát hiện là được nuôi hơn 4000 năm trước
Những câu hỏi này, cũng như hàng loạt vấn đề khác đều chỉ ra một sự phá vỡ trong hệ sinh thái của ao
Trong điều kiện nuôi ở nước ta, cá rô phi vằn sau 4-5 tháng mới bắt đầu phát dục. Đến tuổi phát dục, ở mép các vây đuôi, vây lưng và vây bụng ở cá đực có màu sắc rực rỡ từ hồng đến xanh đen, giống như “khoác bộ áo cưới”. Trong khi đó cá cái không có thay đổi gì về màu sắc bên ngoài mà chỉ có bụng phát triển to hơn so với cá đực.
Từ lâu nay, việc nuôi cá ở ruộng cấy lúa nước được coi là biện pháp kinh tế và có hiệu quả để không những tăng năng suất lúa mà còn giảm công việc lao động chăm sóc làm cỏ, sục bùn cho lúa, giảm đến ngừng hẳn việc dùng thuốc trừ sâu và có thêm một lượng cá có giá trị.
Cá rô phi vằn có thể sinh trưởng và phát triển ở cả môi trường nước ngọt, lợ, mặn. Tuy cá rô phi vằn có thể sinh sống một thời gian ngắn ở ở nước biển có độ mặn tới 32%, nhưng loài này vẫn là loài hẹp muối hơn những loài cá rô phi khác.
Nếu trong cùng một ao thì cá đẻ lứa trước quay trở lại ăn cá bột đẻ lứa sau là điều tất yếu xảy ra. Tập tính đẻ tự nhiên nhiều lần gây ra mật độ dầy trong ao nuôi không có nghĩa là việc sản xuất cá rô phi giống đơn giản và dễ dàng thu được số lượng lớn cá giống cùng cỡ.
Đến thời kỳ sinh sản, cá rô phi có hiện tượng “áo cưới”, rõ nhất là ở cá đực. Lúc này cá có màu sắc sặc sỡ hơn, các vạch ngang thân có màu sắc đậm hơn. Cá đực và cá cái bơi bám sát nhau. Cá đực và cá cái cùng hợp lực đào hố ở đáy ao. Cá chỉ ngừng đào khi hố đẻ đã như ý: hình tròn, dốc thoai thoải, trơn nhẵn và không còn bùn lắng đọng.
Cá rô phi vằn dòng việt (1) là dòng cá được nhập từ đài loan vào miền Bắc nước ta năm 1973 và sau khi giải phóng miền Nam được chuyển ra Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 năm 1977. Dòng cá này được lưu giữ chu đáo và chăm sóc tốt nên đã thích nghi cao với điều kiện các tỉnh phía Bắc.
Nuôi từ cá giống thành cá bố mẹ hoặc thả cá bố mẹ vào ao đẻ cho cá đẻ tự nhiên. Sau khi cá đẻ, chuyển cá bố mẹ từ ao cá đẻ vào ao nuôi vỗ tiếp để cho đẻ lứa tiếp theo và dùng ao cá đẻ làm ao ươm cá bột.
Trong 3 năm (1994 - 1996), cả 4 dòng cá rô phi vằn nhập nội đã được đưa vào nuôi thử nghiệm tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 và nhiều địa phương trên miền Bắc nước ta: ở vùng nước lợ tỉnh Quảng Ninh, trong ao gia đình của tỉnh Hải Dương (vùng đồng bằng) và của tỉnh Thái Nguyên (vùng miền núi).
Tuổi và kích thước thành thục lần đầu của cá rô phi phụ thuộc vào loài cá, môi trường sống và chế độ dinh dưỡng của cá. Sống trong điều kiện thuận lợi, giàu thức ăn cá lớn nhanh và phát dục cỡ lớn. Còn khi sống ở nơi thiếu thức ăn, cá sẽ thành thục cỡ nhỏ.
Công ty nuôi và dịch vụ thủy sản thàng phố Hồ Chí Minh cũng đã áp dụng biện pháp công ngệ sản xuất của học Viện công nghệ châu á (AIT) đạt tỷ lệ cá đực 95 – 96,7% tổng đàn. Ngoài cá rô phi vằn dòng Đài Loan, công ty còn nhập thêm rô phi vằn dòng thái lan (trắng sọc) và rô phi vằn dòng đỏ Malaixia.
Hiện nay ở nhiều địa phương đang nuôi phổ biến hai loại cá rô phi: rô phi đen giống cũ (tên khoa học là oreochromis mossambicus) và rô phi vằn giống mới đưa từ miền nam ra miền Bắc năm 1977 (tên khoa học là oreochromis niloticus).
Do tính ăn tạp và chịu đựng giỏi trong các môi trường nước xấu mà cá rô phi được coi là loài cá dễ nuôi nhất! Ở nhiều nước châu Phi và ngay ở các nước gần ta như Thái Lan, Philipin…
Nuôi cá rô phi cao sản với 3 qui mô: nhỏ (diện tích dưới 1.000m2), vừa (diện tích dưới 4.000m2) và lớn (diện tích trên 10.000m2). Nuôi ở qui mô nhỏ có thể đạt 20 – 24 tấn/ha/năm (với 3 vòng nuôi cá thịt); còn ở qui mô vừa và lớn, năng suất đạt từ 16 – 18 tấn/ha/năm (với 2 vòng cá thịt, 1 vòng cá giống).
Nuôi cá rô phi trong lồng không phải là việc mới. Philipin là một nước Đông Nam Á nuôi cá rô phi trong lồng rất có kết quả. Ở nước ta, việc nuôi cá rô phi trong lồng từ cỡ cá giống lên cỡ cá thịt trong thời gian 3 tháng đã được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 tiến hành tại hồ chứa nước suối Hai (huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) trong hai năm liên tục (1996 – 1997).
Ao hồ là môi trường sống thuận lợi của các loài thuỷ sinh vật làm thức ăn cho cá. Các loài cá nuôi của ta ăn những loài thức ăn khác nhau: cá mè trắng ăn tảo; cá mè hoa ăn động vật phù du; cá trắm cỏ, cá bống ăn rong, bèo cỏ; cá trôi ăn tảo và những mùn bã hữu cơ ở đáy… vì vậy thả nuôi ghép nhiều loài cá có tính ăn khác nhau trong cùng một ao sẽ tận dụng hết nguồn thức ăn tự nhiên trong nước, nhờ thế sẽ làm tăng năng suất cá nuôi.
Việc rút ngắn thời gian nuôi cá thịt, cá đạt qui cỡ thương phẩm lớn là điều mong muốn của bất kỳ người nuôi cá nào. Có nhiều biện pháp để đạt được điều này, trong đó thả cá giống cỡ lớn là rất quan trọng.
Việc tận dụng mặt nước ở hồ chứa nước để có nguồn cá giống một cách chủ động, bảo đảm số lượng và chất lượng, kịp thời, giá rẻ để phục vụ cho việc nuôi cá rô phi thương phẩm là một ý tưởng tốt và hiện thực.
Vùng đồng ruộng nuôi xen canh rô phi cũng phải đào mương, ao khoảng 18 đến 20% diện tích cấy lúa làm nơi trú ẩn cho cá. Mương, ao phải được tát cạn, tẩy dọn, rắc vôi bón lót như trên, để đầu vụ xuân thả cá vào nuôi trước khi cấy lúa.