Nuôi Cá Rô Phi Ở Gia Đình?

Do tính ăn tạp và chịu đựng giỏi trong các môi trường nước xấu mà cá rô phi được coi là loài cá dễ nuôi nhất! Ở nhiều nước châu Phi và ngay ở các nước gần ta như Thái Lan, Philipin…
Con cá rô phi được nuôi trong ao gia đình để tận dụng các phế thải của gia đình và của chăn nuôi trồng trọt. Người ta đã xây dựng chuồng lợn, chuồng gà ngay trên mặt ao nuôi cá rô phi để mỗi khi rửa chuồng trại hoặc thức ăn thừa, phân của lợn, gà sẽ được làm thức ăn trực tiếp hoặc gián tiếp cho cá rô phi.
Các loại phân châu bò cũng thường được bón cho ao nuôi cá rô phi. Mô hình “nuôi cá rô phi bằng nước xanh” chính là biện pháp bón phân cho ao để phát triển các sinh vật thức ăn tự nhiên có trong nước ao, chúng sẽ làm thức ăn cho cá rô phi. Vì vậy sẽ không ngoa chút nào khi người ta nói cá rô phi và nghề nuôi cá thực sự tham gia vào xóa đói nghèo cho bà con nông dân nhất là bà con dân tộc vùng sâu vùng xa.
Một người phhụ nữ H’mông trẻ tuổi ở xã Noong Bua, Điện Biên, tỉnh Lai Châu bỗng dưng thành nổi tiếng. Chị Hoàng Thị Mái đã được bình chọn là người đại diện của châu Á trong năm 1997 đã nhờ nuôi cá mà xóa đói giảm nghèo cho gia đình và vận động mọi người trong tôn bản cùng nuôi. Chị đã được mời sang New-york nhận bằng khen của Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Kofi Anman về thành tích này!.
Dưới đây là một số gia đình ở xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã nuôi cá rô phi ở gia đình họ và đạt kết quả.
Ông Nguyễn Văn Sáng đã nuôi đơn cá rô phi đơn tính trong ao có diện tích 1.924 m2, mật độ thả cá 1,7 con/m2, cá rô phi giống khi thả có cỡ 6g/con. Trong 145 ngày nuôi (từ 5.5 – 20/9/1997) ông đã dùng 970 kg cám gạo và bột ngô, 2000 kg bã bia, 1330 kg phân bắc bón cho ao một cách tùy tiện.
Do việc bón phân và cho ăn một cách tùy tiện, không định lượng và theo dõi chặt chẽ đã dẫn đến lãng phí, đồng thời lại làm cho nước ao bị nhiễm bẩn và cá thường xuyên bị nổi đầu rất nặng. Chi phí về thức ăn phân bón cho 1 kg cá là 6 triệu 377 đồng (khá cao); lãi thu được trên 1 ha chỉ là 5,38 triệu đồng/ha.
Ông Trương Văn Quốc đã nuôi cá rô phi trong 90 ngày, từ ngày 8/4 – 7/7/1998 ở ao rộng 2.880 m2 ông chỉ nuôi đơn cá rô phi đơn tính với mật độ 2,6 con/m2.
Cỡ cá thả 39,7g/con. Ông đã dùng bã bia để cho cá ăn, ngoài ra còn bón thêm phân hữu cơ. Cá tăng trọng 1g/ngày, cá khi thu hoạch có cỡ trung bình 127g. Năng suất cá thịt 3 tấn/ha. Chi phí đẩu tư cho 1 kg cá tăng trọng là 4 triệu 398 đồng. Lãi sản xuất tính trên 1ha là 6, 85 triệu đồng.
Ông Trần Văn Thành ngoài việc nuôi cá rô phi đơn tính trong ao còn thả ghép thêm cá chép và cá mè trắng. ở ao rộng 3400 m2, ông đã thả các loài cá với mật độ 3,8 con/m2, trong đó riêng mật độ của cá rô phi là 3,5 con/m2. Cỡ cá rô phi khi thả là 3,7g.
Trong 140 ngày nuôi (từ 6/6 – 26/10/1998) ông đã cho cá ăn thức ăn “con cò” (chiếm 70% chi phí thức ăn, kết hợp cho ăn bột ngô và bã bia. Khi thu hoạch, cỡ cá thịt đạt 147g/con, tăng trọng trung bình 1,1g/ngày; đạt tỷ lệ sống 82,4%.
Năng suất cá thịt đạt 5,55 tấn/ha. Chi phí đầu tư thức ăn cho 1 kg cá tăng trọng là 4530 đồng. Lãi thu được tính trên 1 ha là 16,01 triệu đồng.
Related news

Hiện nay, có nhiều giống rô phi đơn tính đã được đưa vào nuôi và được thị trường ưa chuộng, trong đó có giống rô phi đơn tính Đường Nghiệp của Phillipin. Giống rô phi đơn tính dòng Đường nghiệp có tỷ lệ đực cao, có thể đạt 100%. Chúng có kích thước, trọng lượng cơ thể lớn, đầu nhỏ, lưng cao, tỷ lệ thịt nhiều, mùi vị thơm ngon, có giá trị cao, phục vụ nội địa và xuất khẩu.

Cá rô phi hồng có thể sống được ở nước ngọt, nước lợ và nước mặn (chịu được độ mặn dưới 28%o. Cá nuôi ở nhiệt độ bình thường 20-30oC, dưới 15-18oC cáá không ăn và có hiện tượng chết, pH 5-8,5.

Trong ao nuôi cá rô phi thì cá đực luôn nhanh lớn hơn cá cái do cá cái trong thời gian ấp trứng thường nhịn ăn. Nếu trong ao nuôi toàn cá đực thì toàn bộ năng lượng thức ăn cá đều dùng cho mục đích tăng trưởng, không dùng vào sinh sản nên cá lớn nhanh và đồng cỡ. Chính vì vậy mà khi nuôi cá rô phi thương phẩm, người nuôi thường thích nuôi cá đực hơn.

Trong ao nuôi cá rô phi thì cá đực luôn nhanh lớn hơn cá cái. Chính vì vậy mà khi nuôi cá rô phi thương phẩm, người nuôi thường thích nuôi cá đực hơn. Để có nhiều cá đực đáp ứng cho nhu cầu phát triển chăn nuôi, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu dùng một loại hormon trộn vào thức ăn của cá, cho cá rô phi bột ăn (cá mới nở được 3 –4 ngày) hoặc dùng phương pháp tắm cho cá rô phi trong nước có hormon để chuyển giới tính của cá rô phi.

Cá rô phi có khả năng chịu đựng với các điều kiện môi trường khắc nghiệt, chúng có thể sống ở các vực nước nông và trong khoảng nhiệt độ rộng từ 110C đến 420C, ngưỡng ôxy thấp từ 0,1 đến 0,3mg/l và độ đục cao. Rô phi là loài cá ăn tạp, chúng có thể ăn rất nhiều loại thức ăn gồm cả thức ăn thực vật và động vật như các loại cỏ, côn trùng, muỗi, tảo, bèo tấm... Phân của cá lại rất tốt cung cấp dinh dưỡng cho lúa phát triển.