Thêm nhiều giống lúa chịu hạn
Mới đây, Viện Bảo vệ thực vật (BVTV) và Chi cục BVTV phối hợp tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá mô hình các giống lúa chịu hạn tại xã Vĩnh Thạnh (TP. Nha Trang).
Đây là đề tài nhằm tuyển chọn bộ giống lúa chịu hạn thích nghi cho vùng Duyên hải miền Trung chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu. 30 nông dân tham gia rất hài lòng với kết quả của ruộng lúa mô hình.
Ông Hiến Văn Long (xã Vĩnh Thạnh), người làm 2ha lúa mô hình cho biết, khi bắt đầu gieo sạ, cây lúa phát triển tốt, không thấy sâu bệnh, lá xanh, hiện chuẩn bị thu hoạch và năng suất dự kiến hơn 7 tấn/ha.
Theo nhận xét của các hộ nông dân tham gia mô hình, cả 3 giống lúa thử nghiệm đều sinh trưởng và phát triển mạnh, đẻ nhánh cao, bông dài và nặng.
Tuy nhiên, còn một số ý kiến băn khoăn cho rằng, các giống lúa tuy có năng suất cao nhưng chất lượng chưa vào loại tốt nhất. Bởi hiện nay, hầu hết người dân Nha Trang đều thích dùng gạo chất lượng cao, liệu các giống lúa mới có đảm bảo được đầu ra khi được trồng đại trà.
Hội nghị đầu bờ về giống lúa chịu hạn
Theo kỹ sư Lê Quang Vịnh - cán bộ Chi cục BVTV, năm 2015, Chi cục BVTV tiếp tục phối hợp với Viện BVTV khảo sát 3 giống lúa chịu hạn là A 17, A 35 và LCH 37 ở cả 2 vụ đông xuân và hè thu, tổng diện tích 15ha. Để kiểm soát tính chịu hạn, quy trình canh tác chủ đạo là hạn chế cấp nước.
Qua thử nghiệm cho thấy, 3 giống lúa mô hình đều có khả năng chịu hạn rất tốt, phù hợp những nơi khó khăn nước tưới; năng suất các giống đều đạt từ 7,7 - 8 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng (TH 41) từ 1,3 - 1,5 tấn/ha.
Đặc biệt, giống LCH 37 có năng suất cao nhất, 7,9 - 8 tấn/ha.
“Các giống lúa chịu hạn khảo nghiệm có tiềm năng năng suất, chống chịu sâu bệnh nhưng có khuyết điểm là hay đổ ngã do tăng trưởng chiều cao mạnh, không phù hợp với những địa phương hay có mưa, gió mạnh...
Riêng ở Khánh Hòa, chúng tôi cho rằng các giống này có thể đưa vào sản xuất được ngay vì năng suất cao, phẩm chất tốt, thích nghi với điều kiện khô hạn...”, kỹ sư Vịnh chia sẻ.
Theo ngành chức năng, sản xuất lúa trong tỉnh đứng trước nhiều thách thức, năng suất lúa bấp bênh, không ổn định ở cả 3 vụ: đông xuân, hè thu và vụ mùa.
Nguyên nhân do những năm gần đây, hạn hán thường xuyên xảy ra, làm ảnh hưởng thời kỳ lúa làm đòng đến chắc nên tỷ lệ lép cao, giảm đáng kể năng suất lúa. Trong khi đó, cơ cấu giống lúa trong tỉnh chủ yếu là các giống lúa thuần, chịu hạn kém nên cần bổ sung giống lúa có khả năng chịu hạn là rất cần thiết
. Kỹ sư Trịnh Thị Thùy Linh - Chi cục trưởng Chi cục BVTV cho biết, từ năm 2013, Khánh Hòa đã được Viện BVTV chọn điểm thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá, tuyển chọn và khảo nghiệm bộ giống lúa chịu hạn thích ứng vùng Duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu”.
Mục tiêu của đề tài là chọn ra các giống lúa chịu hạn ngắn ngày, có chất lượng thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng Duyên hải miền Trung; đồng thời có năng suất cao, chất lượng tốt được người tiêu dùng chấp nhận nhằm thay thế những giống lúa thịt cũ, thoái hóa, nhiễm sâu bệnh...
Việc khảo nghiệm tìm ra các giống lúa chịu hạn góp phần làm phong phú thêm cơ cấu giống lúa trong tỉnh, qua đó đưa ra nhiều giống thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu ngày một diễn biến phức tạp hiện nay.
Related news
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, sản xuất chăn nuôi năm 2014 tăng trưởng khá cao, ước tính tăng 4- 5% so với năm 2013. Trong đó, chăn nuôi lợn tăng gần 3%, gia cầm khoảng 5%, bò sữa khoảng 12% và thức ăn chăn nuôi khoảng 6%. Giá vật tư đầu vào không tăng, trong khi sản phẩm đầu ra luôn ở mức cao, lợn nạc bình quân trong năm từ 47.000- 52.000 đồng/kg, ngành chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn, bò sữa, trứng gia cầm có lời khá lớn.
Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (tổng diện tích 69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC; 2 cơ sở sản xuất giống cá tra (hơn 6ha) được chứng nhận GlobalGAP, 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (hơn 8ha) được chứng nhận VietGAP, 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.
Hiện nay, Hà Nội có trên 2.000 thú y viên. Với lực lượng khá đông như vậy, đã góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và kiểm soát giết mổ, đảm bảo ATTP trên địa bàn TP.
Năm nay tổng diện tích gieo trồng vụ thu – đông của huyện Mường Chà là 250ha, tập trung vào 3 giống cây chủ lực: ngô, lạc và đậu tương. Diện tích cây vụ thu – đông nhiều nhất tập trung ở xã Mường Mươn với 120ha, chủ yếu là ngô; diện tích còn lại rải rác ở các xã: Na Sang, Sá Tổng và Pa Ham.
Không chỉ mỗi hộ của anh Mạnh “dở khóc dở cười” vì cây cao su mà còn có khoảng gần 30 hộ dân khác-với diện tích hàng trăm ha cao su đã và đang tiến hành chặt bỏ để chuyển sang trồng cà phê, tiêu bởi cùng một lý do là cây đến kỳ thu hoạch nhưng lại không có mủ hoặc có nhưng rất ít.