Lúa Thường Lãi 1, Lúa Giống Lãi 2-3

Dù diện tích sản xuất lúa ngày càng bị thu hẹp, nhưng nhiều người trồng lúa tại TP.Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) vẫn sống khỏe nhờ biết chuyển sang trồng lúa giống.
Ông Nguyễn Văn Chắc ở khóm 1, phường 3 có 5ha đất sản xuất lúa, vụ được, vụ mất, giá cả bấp bênh. Sau nhận thấy nhu cầu về giống lúa của người dân ngày càng cao nhưng thiếu nguồn cung cấp, nhiều hộ phải trữ lúa nguyên liệu để làm giống nên tỷ lệ hao hụt cao, năng suất thấp. Thế là năm 2011, ông mạnh dạn chuyển đổi hết 5ha đất của gia đình sang trồng lúa giống.
Ban đầu, cả gia đình ai cũng lo lắng vì quy trình chăm sóc gắt gao hơn. Ông đi học hỏi khắp nơi, cộng với kinh nghiệm trồng lúa lâu năm, nên việc sản xuất lúa giống của gia đình ngày càng đạt kết quả cao. Đến nay, mỗi vụ nhà ông thu nhập khoảng 400 triệu đồng, tăng gấp 4 lần so với trồng lúa thông thường như trước. Một năm, ông làm 2 vụ, gia đình sống khỏe.
Còn ông Lâm Tạo ở khóm 3, phường 5 có diện tích đất ít hơn ông Chắc nên khi còn trồng lúa thông thường, gia đình sống rất chật vật. Theo gương ông Chắc, ông Tạo cũng đã chuyển đổi hơn 5.000m2 đất sang trồng lúa giống. Kết quả mỗi vụ ông thu nhập cao hơn trồng lúa truyền thống gần 20 triệu đồng (tăng gấp đôi - PV).
Theo nhiều hộ dân, sản xuất lúa giống so với lúa thông thường có nhiều lợi ích hơn. Năng suất lúa giống cao hơn lúa thường từ 0,5 - 1 tấn/ha, nếu chăm sóc tốt có thể cao hơn 2 tấn/ha. Bên cạnh đó, giá lúa giống bán ra thị trường cũng cao hơn giá lúa thịt từ 500 - 700 đồng/kg. Đặc biệt với loại hình sản xuất lúa giống, người nông dân không sợ thiếu đầu ra, bởi lúa sản xuất ra được các doanh nghiệp, các trại lúa giống ký hợp đồng thu mua hết.
Ông Phạm Chí Nguyện - Trưởng ban Kinh tế, Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng cho biết, nhiều diện tích trồng lúa thông thường đang dần được người dân chuyển đổi sang trồng lúa giống nguyên chủng để cung cấp giống cho các hộ dân khác.
“Thu nhập trồng lúa giống cao hơn lúa thường từ 2 - 3 lần. Nếu sản xuất với quy mô lớn như ông Chắc có thể cao hơn gấp 4 lần. Để hỗ trợ nông dân, Hội thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, cử cán bộ kỹ thuật đến hướng dẫn tận tình cho bà con...” - ông Nguyện nói.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay ở nước ta, cây gấc chủ yếu được trồng nhỏ lẻ tự cung tự cấp trong các hộ gia đình. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có nhiều hộ gia đình trồng gấc thương phẩm, cung cấp nguyên liệu xuất khẩu, thu lợi nhuận kinh tế cao.

Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, nhân rộng chủ trương giữ lại vườn điều hiện có của tỉnh, năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước là một trong số nhiều tỉnh khác thuộc khu vực Nam Bộ được tham gia thực hiện dự án trồng thâm canh cây ca cao thuộc nguồn vốn Trung ương

Năm 2011, Trạm Khuyến nông TP Thái Nguyên đã triển khai mô hình nuôi vịt sinh sản chuyên trứng an toàn sinh học tại phường Thịnh Đán, TP. Thái Nguyên, với quy mô 400 con vịt Triết Giang thương phẩm và 4 hộ nông dân tham gia mô hình.

Những ngày này, bà con nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch rộ vụ lúa đông xuân. Mặc dù vụ này trúng mùa lớn nhưng nông dân không vui vì giá lúa ở mức thấp. Riêng loại lúa phẩm cấp thấp - IR 50404 thì gần như không bán được.

Hồ chứa nước sông Sào (Nghĩa Đàn - Nghệ An) là công trình thuỷ lợi lớn do Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư, được xây dựng theo nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ. Hệ thống đầu mối nằm ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, gồm: Đập chính, đập phụ, tràn xả lũ và hai tuyến cống lấy nước.