Diện Tích Đất Trồng Lúa Giảm

Diện tích đất trồng lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm dần, do nông dân chuyển sang trồng các loại cây trồng khác thu được lợi nhuận cao hơn.
Theo đó, tại tỉnh Tiền Giang, nông dân chỉ gieo sạ 78.443ha lúa hè thu, giảm hơn 2.620ha so cùng kỳ năm trước; trong đó, huyện Chợ Gạo giảm hơn 1.250ha để chuyển sang trồng cây thanh long và các cây màu khác; các huyện Cai Lậy, Gò Công Tây giảm hơn 630ha lúa; huyện Tân Phú Đông có hơn 500ha đất lúa không thể gieo sạ lúa do bị nhiễm mặn.
Tại tỉnh Bến Tre, toàn tỉnh chỉ gieo sạ 20.056ha lúa hè thu, giảm 9,8% so với cùng kỳ; tỉnh An Giang cũng chuyển hơn 7.100ha đất trồng lúa sang trồng cây khác, hoặc luân canh cây lúa với bắp, đậu nành, các loại rau củ quả…
Theo thống kê của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Long An, khoảng 2.890ha đất trồng lúa đạt hiệu quả thấp đã chuyển sang trồng các loại cây nguyên liệu, rau màu. Tại mô hình trồng bắp lai ở tỉnh An Giang và Đồng Tháp cho thấy, trồng bắp lai có lợi nhuận gấp gần 2,8 - 4,5 lần so với trồng lúa và trồng đậu nành có lời gấp hơn sáu lần so với trồng lúa.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này đang vào chính vụ thu hoạch lúa đông xuân nhưng rất nhiều bà con nông dân ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) không mặn mà ra đồng thu hoạch vì lúa cháy khô, teo tóp thiệt hại sau đợt nắng nóng kéo dài.

Lâm Đồng là một trong những tỉnh được đánh giá có nghề trồng nấm phát triển mạnh.

Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết giữ ổn định 3,8 triệu ha đất lúa đến năm 2020, có ý kiến lo ngại khó thực hiện được chủ trương này, nhưng thực tế hiện nay tốc độ chuyển đổi đã chậm lại; thậm chí có địa phương xin chuyển đổi mục đích sử dụng, quay lại trồng lúa !

Đưa về những giống lúa mới, giúp nông dân ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, đặc biệt, thực hiện tốt việc liên doanh liên kết, giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm của nông dân - đó là những gì mà từ nhiều năm nay, Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) Liên Thôn, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai đã làm được.

Các loại ngô ngọt, ngô rau dùng làm nguyên liệu cho chế biến thực phẩm sẽ cho hiệu quả kinh tế cao vì bán được giá, thời gian sinh trưởng ngắn (chỉ khoảng 65-90 ngày)