Dâu xanh trúng mùa, nhà vườn thu lãi cả trăm triệu đồng

Ngày 2-6, ông Trần Thái Nghiêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phong Điền (TP Cần Thơ) cho biết: “Phong Điền là một trong những nơi trồng dâu lớn nhất vùng ĐBSCL với diện tích hơn 400 ha với nhiều loại như: dâu xanh, dâu bòn bon... Trong đó, dâu xanh chiếm 100 ha.
Năm nay, năng suất dâu xanh đạt khá cao từ 25-30 tấn/ha. Đầu vụ (khoảng đầu tháng 5-PV) giá bán dâu xanh từ 10.000-11.000 đồng/kg, giá bán lẻ tại các chợ khoảng 20.000-25.000 đồng/kg”.
Năm nay do chi phí đầu vào như phân, thuốc trừ sâu ít, chỉ khoảng 20 triệu đồng/ha nên phần nào hạ giá thành sản xuất, giúp nông dân có lợi nhuận nhiều. “So với năm 2014, người trồng dâu điêu đứng vì dội chợ với giá mà thương lái mua tại vuờn chỉ từ 4.000-5.000 đồng/kg. Năm nay với giá bán như trên, nhà vườn thu lãi từ 120 triệu đến 150 triệu đồng/ha” - ông Nghiêm nói.
Vừa đem 2 giỏ dâu bán lại cho các điểm bán lẻ ở các chợ của TP Cần Thơ, chị Trần Thị Nhung (ngụ thị xã Bình Minh) hồ hởi: “Tuy vào cuối vụ nhưng dâu xanh vẫn có giá. Tôi bán lại cho các chợ với giá 10.000 đồng/kg. Dâu xanh do nhà tôi trồng rất ngọt, dễ ăn nên được khách hàng ưa chuộng”.
Không chỉ tiêu thụ ở vùng ĐBSCL, các loại như dâu bòn bon, dâu xanh… còn được đưa đi tiêu thụ ở TP HCM và xuất đường tiểu ngạch sang Campuchia.
Related news

Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ),

Theo Sở NN-PTNT, ngành chăn nuôi của BR-VT hiện nay phát triển mạnh, nguồn cung các loại gia súc và gia cầm khá dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của thị trường Tết. Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được ngành nông nghiệp chú trọng thực hiện trong thời gian qua.

Khoảng 90% sản lượng hạt mắc ca được dùng trong ngành thực phẩm và giá trị cao của loại hạt này đang hứa hẹn sẽ trở thành một nguồn thu đáng kể cho Việt Nam.

Sau khi đạt sản lượng kỷ lục giúp giá trị xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm kết thúc vào tháng 12/2014 tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, ngành tôm nước này đang lo ngại dịch bệnh tôm RMS (Running Mortality Syndrom) có khả năng hoành hành trong năm mới.

Theo lập luận của VSSA, ở vụ 2014-2015, dự báo tổng nguồn cung đường sẽ là 2 triệu tấn. Con số này chưa kể số NK không chính thức và nhập lậu mà ngành đường đang phải chống chọi rất vất vả. Trong khi đó, mức tiêu thụ năm 2015 sẽ rơi vào khoảng 1,3-1,4 triệu tấn. Như vậy, cả nước sẽ dư thừa trên 600.000 tấn đường. Dư thừa sẽ dẫn đến giảm giá đường. Giảm giá sẽ dẫn đến giảm giá thu mua mía của bà con nông dân.