Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Long Làm Giàu Từ Nuôi Trâu

Anh Long Làm Giàu Từ Nuôi Trâu
Publish date: Tuesday. April 8th, 2014

Từng thuộc diện nghèo khó ở địa phương, nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân, vợ chồng anh Ngô Kim Long (SN 1976) ở thôn Nho Lâm, xã Hòa Quang Bắc (Phú Hòa - Phú Yên) đã vươn lên thoát nghèo, trở thành nông dân sản suất kinh doanh giỏi nhờ nuôi trâu.

Thuở nhỏ, Ngô Kim Long sống trong gia đình nghèo khó. Kinh tế gia đình khó khăn nên học chưa hết lớp 10, Long phải nghỉ giữa chừng để đi làm thuê phụ ba mẹ kiếm tiền. Đến khi dành dụm được ít tiền, Long cùng anh trai bôn ba khắp vùng tìm mua heo con, sau đó thuê xe chở vào tỉnh Khánh Hòa bán lại kiếm lời.

Anh Long cho biết: “Nghề buôn heo bấp bênh lắm, lúc gặp may thì cũng kiếm được kha khá, nhưng lúc không may thì thua lỗ nhiều. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi vẫn thấy nếu có tiền đầu tư nuôi trâu thì chắc chắn gia đình sẽ có ăn, mà lại không phải hồi hộp lo bị chèn ép giá như buôn bán heo”.

Năm 2000, sau khi lập gia đình, anh Long gom hết số tiền hai bên gia đình cho để đầu tư mua trâu về nuôi. Vốn liếng không nhiều nên thời gian đầu, anh Long phải vừa nuôi trâu, vừa chạy xe ôm để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống. Sau 7 năm gầy đàn, gia đình anh đã có được đàn trâu 15 con. Vợ chồng anh tiếp tục vay thêm 30 triệu đồng của ngân hàng để đi buôn trâu.

Anh Long kể: “Với số vốn này, tôi lặn lội khắp nơi tìm mua trâu, hễ nghe nơi nào có ai kêu bán trâu là tôi tìm đến. Số trâu mua được, tôi cho nhập đàn để nuôi vỗ béo, đến lúc trâu mập thì bán kiếm lời. Số tiền lời kiếm được, tôi tiếp tục mua thêm trâu về thả nuôi”. Với cách làm như vậy, đến nay, vợ chồng anh đã sở hữu gần 200 con trâu, lãi ròng mỗi năm gần 400 triệu đồng.

Theo anh Long, để phát triển đàn trâu và có chỗ chăn thả, anh phải tách đàn và nuôi ở 3 địa điểm, một đàn tại huyện Sông Hinh, một đàn tại xã Hòa Định Tây (Phú Hòa) và một đàn ở tỉnh Gia Lai. Để không bị mất trâu, vợ chồng anh thuê thêm 15 người chăn trâu. Những lao động này được gia đình anh bao ăn, ở và trả tiền công từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Anh Long cho biết: So với bò thì trâu dễ nuôi hơn nhiều vì sức đề kháng của trâu cao hơn, ít dịch bệnh, mùa mưa gió cũng không cần dựng chuồng trại, trong khi đó giá bán của trâu cũng tương đương với bò. Hiện giá mỗi trâu con một năm tuổi từ 13 đến 15 triệu đồng, còn trâu lớn có giá từ 25 đến 30 triệu đồng. Ngoài ra, để thuận tiện hơn trong việc di chuyển đàn và tiết kiệm chi phí chuyên chở, gia đình anh còn mua một xe tải nhỏ phục vụ việc chăn nuôi và buôn trâu.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Quang Bắc Võ Đông Sơ nhận xét: Ngoài nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tại xã Hòa Quang Bắc, nhiều năm qua, anh Ngô Kim Long còn hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Nhờ sự giúp đỡ của vợ chồng anh Long mà nhiều gia đình khó khăn của địa phương đã vơi bớt gánh nặng về kinh tế, ổn định được cuộc sống.


Related news

Mạ Non Héo Từng Chòm Mạ Non Héo Từng Chòm

Biện pháp khắc phục: Mở nylon che úm vào ban ngày có thời tiết ấm. Khẩn trương chuyển ngay ô mạ đó ra giữa ruộng định cấy. Tạo nền bùn mới rồi nhấc cả ô mạ đó đặt vào, quây úm nylon và điều chỉnh nhiệt như ban đầu. Dùng chế phẩm siêu ra rễ (HPC - 97R) loại 15 gr pha ở tỷ lệ 1/2 gói với 6 lít nước, phun đẫm đều cho 50 m2 mạ; phun 2 lần liên tục, lần 2 sau lần 1 từ 1 - 2 ngày.

Friday. February 13th, 2015
Hạt Điều Đầu Vụ Cao Giá Hạt Điều Đầu Vụ Cao Giá

Như vậy so với đầu vụ năm 2014, giá điều hiện cao hơn 7 ngàn đồng/kg. Cũng theo ông Chinh, mặc dù có nhuận một tháng, nhưng vụ điều năm nay vẫn trễ và kéo dài hơn so với các năm trước do thời tiết lạnh khiến cây điều trổ bông muộn. Đến nay mới một số ít vườn điều có trái chín ít, phần lớn các vườn đang trong giai đoạn trổ bông.

Friday. February 13th, 2015
Hậu Giang Xuống Giống Hơn 10.000ha Mía Hậu Giang Xuống Giống Hơn 10.000ha Mía

Đến thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã xuống giống được hơn 10.000ha mía của niên vụ 2015 - 2016, trong đó, huyện Phụng Hiệp (địa phương có diện tích mía lớn nhất tỉnh) đã xuống giống được hơn 7.200ha, diện tích còn lại được phân bổ ở thị xã Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh và một phần huyện Long Mỹ. Hiện mía trong giai đoạn từ mới trồng đến gần 3 tháng tuổi và đang phát triển tốt.

Friday. February 13th, 2015
Mùa Ớt Thất Bát Mùa Ớt Thất Bát

Song năm nay tình hình hoàn toàn trái ngược. Tại thôn Lạc Hòa của xã Ninh An, nhiều ruộng ớt cây lên rất tốt nhưng đến kỳ thu hoạch thì tự nhiên lá bị cháy và trái bị thối đồng loạt. Ngoài ra, không ít ruộng ớt lại mắc phải bệnh xoắn lá, khiến cây ớt không ra hoa được.

Friday. February 13th, 2015
Khát Vọng Lập Nghiệp Từ Mô Hình Nấm Sò Khát Vọng Lập Nghiệp Từ Mô Hình Nấm Sò

Thôn Quật Xá (xã Cam Thành, Cam Lộ, Quảng Trị) là vùng đất thuần nông, người dân quanh năm chỉ trồng các loại cây ngắn ngày như lúa, lạc và sắn. Trong câu chuyện làm ăn của những người dân địa phương, mọi người thường nhắc đến một cô gái trẻ tên là Hải Đường đang ngày đêm miệt mài phát triển mô hình trồng nấm sò.

Friday. February 13th, 2015