Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu lãi gần 400 triệu đồng nhờ luân vụ lúa và sen lấy ngó

Thu lãi gần 400 triệu đồng nhờ luân vụ lúa và sen lấy ngó
Publish date: Wednesday. May 13th, 2015

Tại đây, bà con mới vào khai hoang lập nghiệp đã nhanh chóng thích nghi với điều kiện sản xuất vùng ngập lũ, nhiễm phèn nặng nhiều khó khăn, xây dựng những mô hình làm ăn mang tính bền vững và hiệu quả.

Trồng lúa năng suất cao kết hợp trồng sen lấy ngó là cách làm sáng tạo nhiều năm nay của ông Huỳnh Văn Phong, một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của huyện Tân Phước hôm nay. Ông Phong hưởng ứng chủ trương khai hoang lập nghiệp trên vùng đất mới từ khi chương trình tiến công Đồng Tháp Mười được đẩy mạnh từ những năm 90 của thế kỷ trước. Ông vào nhận khoán 2,5 ha đất ở ấp Hòa Xuân, xã Thạnh Hòa, Tân Phước. Nhận thấy thời cơ từ hệ thống kênh mương được Nhà nước tổ chức thi công đang phát huy hiệu quả dẫn ngọt, rửa phèn, cải tạo đất, ông khai hoang đưa 2,5 ha đất vào trồng lúa năng suất cao mỗi năm 3 vụ.

Ông Phong cho biết, Thạnh Hòa là vùng đất mới khai hoang, còn nhiễm phèn nên để sản xuất thành công và mang lại hiệu quả kinh tế, nông dân cần phải chú ý các khâu làm đất kỹ lưỡng, chọn các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao nhưng thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng nơi đây. Bên cạnh đó, quan tâm học tập và ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp nhằm tạo tiền đề cho các vụ mùa bội thu. Đó cũng là nguyên nhân giúp nhiều năm nay, ông đều giành thắng lợi trên lĩnh vực thâm canh lúa. Với 2,5 ha đất nhà, mỗi năm ông đạt sản lượng 52,5 tấn lúa, bán với giá trung bình 4.300 đ/kg, ông thu được trên 225 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi ròng 90 triệu đồng.

Không thỏa mãn với kết quả đạt được, người nông dân chăm làm, chịu khó còn hợp đồng thuê thêm 12,5 ha đất ruộng của Trại giam Phước Hòa (Bộ Công an) để trồng luân canh lúa và sen lấy ngó. Ông Phong chia sẻ: "Cây sen vốn là cây bản địa Đồng Tháp Mười, nhiều nơi như ở tỉnh Đồng Tháp nông dân đưa vào thâm canh rất thành công. Đất đai Tân Phước có đủ điều kiện thuận lợi để thâm canh nên tôi quyết tâm áp dụng mô hình luân canh 1 vụ lúa năng suất cao kết hợp trồng sen lấy ngó". Cụ thể, trong vụ Đông xuân, thời tiết thuận lợi ông trồng lúa năng suất cao, năng suất lúa đạt bình quân 80 tạ/ha, sản lượng 100 tấn, bán 4.300 đ/kg bình quân, gia đình ông thu được 430 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 170 triệu đồng. Thu hoạch lúa Đông xuân xong, ông chuyển sang trồng sen.

Ông Phong cho biết, sen trồng chỉ sau 2 tháng đã bắt đầu cho thu hoạch, bình quân mỗi ngày đạt sản lượng 200 kg, giá bán bình quân 9.000 đ/kg ngó, bán thu được 1,8 triệu đồng/ngày, thời gian thu hoạch gần 6 tháng mới kết thúc, ông thu được 180 triệu đồng, lãi ròng 130 triệu đồng. Tính ra, hiệu quả sản xuất trong năm gia đình ông Phong thu lãi gần 400 triệu đồng trên tổng diện tích 15 ha vừa đất nhà lẫn đất thuê mướn.

Ông Phong chia sẻ kinh nghiệm sản xuất thành công từ mô hình lúa và trồng sen lấy ngó như sau: Về trồng lúa phải chú ý áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh theo khoa học, đặc biệt là "1 phải 5 giảm", sử dụng phân và vật tư nông nghiệp theo nguyên tắc "4 đúng"... Đối với cây sen, tuy dễ trồng, đầu ra thuận lợi, sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường, nhưng muốn đạt năng suất, sản lượng ngó sen cao cần phải quan tâm các khâu làm đất sao cho tơi xốp, bón phân đúng thời điểm và cũng theo nguyên tắc "4 đúng"... Ngoài ngó sen, gương sen cũng mang lại nguồn kinh tế phụ đáng kể.

Theo lãnh đạo huyện Tân Phước, trồng lúa năng suất cao kết hợp trồng sen lấy ngó là mô hình mới, phù hợp với đặc thù vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười mà ông Phong đi tiên phong áp dụng tại Tân Phước. Qua đó, góp phần đa dạng hóa những mô hình sản xuất hiệu quả, phát huy được tiềm năng đất đai, lao động, giúp Tân Phước ngày càng đi lên giàu đẹp.

Qua thực tế, toàn huyện đã thành lập được các nhóm liên kết sản xuất trổng luân canh lúa màu ở Tân Hòa Thành, luân canh lúa sen ở Thạnh Hòa, trồng khoai mỡ kết hợp ớt ở Tân Hòa Đông, nuôi cá lóc ở Tân Hòa Tây, trồng khoai mỡ kết hợp đậu phộng ở Thạnh Mỹ. Tương lai, với tiềm năng, điều kiện và kinh nghiệm sản xuất của mình, ông Huỳnh Văn Phong là điển hình nông dân giỏi vừa là hạt nhân nòng cốt để Tân Phước nhân rộng mô hình lúa - sen ở Đồng Tháp Mười.


Related news

Con Bò “Cứu” Cây Lúa Con Bò “Cứu” Cây Lúa

Để giảm thiểu tác động xấu do tình trạng nhiễm mặn gây thất thu cho nghề trồng lúa, nông dân xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre chuyển sang nuôi bò, bước đầu cho thấy hiệu quả khả quan.

Saturday. June 29th, 2013
Khoai Lang Tây Hưng Ở Sơn La Khoai Lang Tây Hưng Ở Sơn La

Những năm gần đây, khoai lang đang được coi là cây trồng chủ lực ở bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi (Thuận Châu - Sơn La), bởi quy trình canh tác phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân.

Saturday. January 19th, 2013
Làm Giàu Nhờ Nuôi Chim Bồ Câu Pháp Làm Giàu Nhờ Nuôi Chim Bồ Câu Pháp

Khuôn mặt lấm tấm mồ hôi, nhưng chị Lò Thị Tiên, đội 6, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) vẫn rạng rỡ, phấn khởi. Chị Tiên bộc bạch: “Đã mấy năm rồi, suốt ngày quanh quẩn với đàn chim bồ câu Pháp.

Saturday. June 29th, 2013
Làng Rau Những Ngày Vào Tết Làng Rau Những Ngày Vào Tết

Mùa này, có đi đến làng rau các quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh vào những ngày cận Tết mới thấy cảm giác thật dễ chịu trước màu xanh tươi non, mướt mát của những luống rau. Mùa rau Tết cũng là lúc người trồng rau nghĩ đến chuyện tích lũy sau một năm lao động miệt mài…

Saturday. January 19th, 2013
Giám Đốc Chim Cút Giám Đốc Chim Cút

Trong khi người nuôi lợn, nuôi gà, nuôi vịt đang lúng túng, người bỏ chuồng không, người nuôi cầm chừng chưa muốn tái đàn do dịch bệnh, giá giống và thức ăn chăn nuôi tăng cao thì con chim cút trở thành vật nuôi thay thế ưu việt.

Saturday. June 29th, 2013