Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương lái lại mua hàng lạ đời

Thương lái lại mua hàng lạ đời
Publish date: Wednesday. May 13th, 2015

Thu mua cau non nhiều nơi

Hiện nhiều thương lái từ huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) sang huyện Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh) để mua cau non. Nhiều người dân tại bến phà Đường Đức cho biết, mỗi ngày, vào sáng sớm, từ huyện Cù Lao Dung, các thương lái điều khiển từ 3 - 5 xe máy sang huyện Cầu Kè đến khoảng 15 giờ lại quay về, trên xe chất đầy cau non.

Thương lái thu mua cau non ở huyện Cầu Kè với giá 40.000 đồng/kg trong khi cau non, người dân địa phương bán chỉ từ 4.000 – 5.000 đồng/kg. “Nhà tôi có cả trăm cây cau đang cho trái, thương lái đến đề nghị mua cau non và đặt cọc trước 200.000 đồng, nói một tuần sau đến lấy cau nên tôi đồng ý bán.

Một ngày có cả chục người đến hỏi mua, do không có người chở đi, nên tôi đành bán với giá đó, nếu không tôi đã chở cau qua huyện Cù Lao Dung bán với giá 60.000 đồng/kg” – ông Trần Văn Xuân, ngụ ở xã Minh Thới, huyện Cầu Kè nói.

Ông Tô Hoàng Anh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Châu Điền, huyện Cầu Kè cũng xác nhận, một số người ở địa phương khác có đến xã tìm mua cau non. “Châu Điền là một trong 2 xã có diện tích trồng cau lớn nhất của huyện, xưa nay người dân chỉ trồng để ăn hoặc sử dụng trong đám cưới, hỏi.

Khi có người đến mua cau non tôi cố tình tiếp cận, hỏi mua để làm gì thì họ không trả lời” – ông Tô Hoàng Anh nói. Theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài huyện Cầu Kè, các thương lái còn thu mua cau non ở huyện Phong Điền (TP Cần Thơ), một số địa phương ở tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Sóc Trăng...

“Thương lái đi lùng sục mua cau non trên địa bàn huyện khoảng 1 tháng nay. Tôi thấy việc thu mua này rất lạ vì họ mua rất nhiều loại cau, kể cả cau kiểng non. Cau non có ruột màu trắng, có nước ở giữa trái, rất khó để có thể sản xuất ra sản phẩm gì, còn cau già thì khác, có thể dùng để ăn với lá trầu, vôi, làm ra màu…” - ông Nguyễn Lạc, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phong Điền, cho biết.

Thị trường tiêu thụ là Trung Quốc

Ông Nguyễn Văn Tráng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cầu Kè, nói: “Việc mua bán cau non theo thỏa thuận giữa thương lái và người dân, được giá thì dân bán, chính quyền địa phương khó can thiệp. Việc mua cau non là bất thường, cần vào cuộc của các cơ quan chuyên môn, nếu biết họ mua để làm gì, đưa đi đâu tiêu thụ thì mới yên tâm cho dân bán”. Theo tìm hiểu của phóng viên, phần lớn thị trường tiêu thụ cau non của các thương lái là thị trường Trung Quốc. “Có nhiều người thu mua cau non ở ĐBSCL nhưng chỉ bán lại cho một người duy nhất ở Hải Phòng.

Cụ thể, khoảng 16 giờ mỗi ngày, tôi đưa hàng lên xe tải chở về TP Hồ Chí Minh. Sau đó, sẽ có người đưa lên máy bay ra Hải Phòng rồi chuyển sang Trung Quốc vào sáng hôm sau” - ông Võ Châu Sơn, một thương lái đang thu mua cau non tại ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền khẳng định.

Theo ông Võ Châu Sơn, mỗi ngày ông thu mua khoảng 400 kg cau non với giá từ 40.000 - 70.000 đồng/kg (tùy thời điểm). Do phải vận chuyển gấp trong ngày nên phải thuê khoảng 10 người để phụ việc, chủ yếu là lặt trái (2.000 đồng/kg), bỏ vào thùng đưa lên xe tải. Các thương lái khác còn mua cau non hơn ông, số lượng cũng nhiều hơn. Và ông Sơn là đầu mối liên lạc với người mua ở Hải Phòng qua điện thoại.

Mặc dù việc mua bán cau non đã diễn ra khoảng 1 tháng qua nhưng ngành chức năng một số địa phương vẫn chưa hay biết hoặc không tổ chức đoàn kiểm tra. Một lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh cho biết: “Chúng tôi chưa nghe việc thương lái mua cau non”.

Còn ông Trần Thái Nghiêm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, nói: “Cau được trồng rất ít trên địa bàn huyện. Việc thương lái đến mua cau chúng tôi đã biết nhưng chưa tổ chức đoàn kiểm tra”…

Theo ông Lương Ngọc Trung Lập, Trưởng Bộ môn Nghiên cứu thị trường (Viện Nghiên cứu Cây ăn quả niềm Nam), các tỉnh, thành ĐBSCL đang rộ lên phong trào mua bán cau non nhưng cán bộ ở địa phương đó vẫn chưa hay biết gì. Điều này nói lên việc quản lý giá cả, mua bán ở địa phương vẫn còn bỏ ngỏ. “Ngày xưa, người dân sử dụng trái cau để ăn trầu nhưng không non hay quá già.

Ở nước ngoài thì chỉ có người dân ở Đài Loan, Ấn Độ và Campuchia dùng cau để ăn trầu, một số nước khác thì làm dược liệu trị bệnh đường ruột, làm thuốc nhuộm” – ông Lập thông tin. Theo ông Lập, trong 10 năm trở lại đây, cây cau ít được quan tâm, thị trường không cần nên người dân bỏ phế loại cây này, nên diện tích ngày càng ít đi. Dù vậy, thương lái ồ ạt thu mua cau non, người dân cần phải cảnh giác, đừng thấy giá cau cao mà phát triển loại cây này.


Related news

Nghịch Lý Trong Khai Thác Cá Ngừ, Nhiều Tàu Nằm Bờ Ở Phú Yên Nghịch Lý Trong Khai Thác Cá Ngừ, Nhiều Tàu Nằm Bờ Ở Phú Yên

Hiện giá cá ngừ đại dương xuống thấp ở mức kỷ lục, trong khi đó giá xăng dầu, đá cây và các loại nhu yếu phẩm khác tăng cao, khiến nhiều chuyến biển của ngư dân không có lãi; bạn thuyền lần lượt bỏ nghề, tàu phải nằm bờ.

Thursday. April 4th, 2013
Nuôi Sò Huyết Trong Vuông Tôm Hướng Đi Bền Vững Ở Cà Mau Nuôi Sò Huyết Trong Vuông Tôm Hướng Đi Bền Vững Ở Cà Mau

Ông Đoàn Công Tránh, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi (Cà Mau), khoe: “Năm nay sò cũng được, tôm cũng có lý”. Mô hình nuôi sò huyết kết hợp nuôi tôm đang mang về giá trị kinh tế cho người dân huyện Đầm Dơi.

Thursday. April 4th, 2013
Khai Thác Tôm Hùm Trái Phép Tại Khu Bảo Tồn Biển Cù Lao Chàm Ở Quảng Nam Khai Thác Tôm Hùm Trái Phép Tại Khu Bảo Tồn Biển Cù Lao Chàm Ở Quảng Nam

Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (TP.Hội An - Quảng Nam) cho biết, những ngày qua, nhiều phương tiện khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh đã xâm nhập và khai thác trái phép tôm hùm tại vùng biển Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP.Hội An). Theo đó, trong ngày 2/4, đơn vị đã kịp thời ngăn chặn việc khai thác, mua bán và vận chuyển trái phép 50 kg tôm hùm tại xã đảo. Khối lượng lớn tôm hùm này đã được 16 phương tiện hành nghề khai thác hải sản ven bờ của huyện Núi Thành khai thác trái phép và bán lại cho người dân địa phương.

Friday. April 5th, 2013
Thả Nuôi 55 Triệu Con Tôm Giống Ở Hoằng Hóa (Thanh Hóa) Thả Nuôi 55 Triệu Con Tôm Giống Ở Hoằng Hóa (Thanh Hóa)

Để đạt được mục tiêu, ngày từ đầu tháng 3, phòng nông nghiệp huyện đã phối hợp với chính quyền các địa phương có diện tích nuôi tôm, chỉ đạo các chủ đồng nuôi tập trung cải tạo đầm, chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện, sẵn sàng thả tôm giống khi thời tiết thuận lợi. Nhờ chuẩn bị tốt các điều kiện, nên đến ngày 31-3-2013, toàn huyện đã thả nuôi được 55 triệu con tôm sú.

Friday. April 5th, 2013
Nuôi Gà Sinh Học, Tăng Thu Nhập Gia Đình Nuôi Gà Sinh Học, Tăng Thu Nhập Gia Đình

“Tôi vẫn nhớ những tháng ngày lận đận trước đây. Khi đó, nhà nghèo, con nhỏ nên gia đình luôn chịu cảnh thiếu trước, hụt sau…”. Đó là lời nói chân tình của anh Nguyễn Văn Phước - chủ trại nuôi gà sinh học thả vườn ở ấp Phú Long Phụng B - xã Phú Khánh (Thạnh Phú - Bến Tre).

Friday. April 5th, 2013