Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tỷ Phú Nhờ Trồng Keo Lá Tràm

Tỷ Phú Nhờ Trồng Keo Lá Tràm
Publish date: Monday. July 22nd, 2013

Việc phát triển mạnh cây keo lá tràm góp phần làm thay da đổi thịt vùng đất Thạnh Phú (xã Đại Chánh, Đại Lộc, Quảng Nam), tạo điều kiện để người dân nơi đây có cuộc sống ổn định.

Với 3/4 diện tích là đất rừng, người dân thôn Thạnh Phú chủ yếu sống dựa vào lâm nghiệp. Thôn hiện có 363 hộ dân, hầu hết đều có đất trồng keo, ít nhất là 8ha và nhiều nhất là 75ha. Keo lá tràm được người dân chọn làm cây chủ lực do thích hợp tốt với đặc tính thổ nhưỡng, đem lại giá trị kinh tế cao.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Chi hội trưởng nông dân thôn Thạnh Phú cho biết: “Keo lá tràm phát triển rất nhanh, 7 năm có thể thu gỗ. Công chăm sóc không đáng kể, chỉ 10 công/vụ và 30 công/7 năm/ha. Thu gỗ xong, đốt đồi, chờ thời gian là keo con mọc lên dày ken nên không tốn tiền mua cây giống vụ sau”.

Từ khi con đường bê tông trước nhà máy cồn Đại Tân thông mở, việc vận chuyển của người dân trong sản xuất gặp nhiều thuận lợi. Họ chỉ việc hạ keo, tách vỏ và chờ thương lái điều xe đến tận đồi thu mua rồi vận chuyển tập kết về cảng Tiên Sa (TP.Đà Nẵng) mà không còn lo sợ cảnh ngăn non cách suối. Bán tại chỗ, đầu ra ổn định, nhiều hộ mạnh dạn mở rộng quy mô trồng keo, khuyến khích lẫn nhau làm giàu, tạo công ăn việc làm cho con em thất nghiệp hồi hương.

Năm nay, giá keo lá tràm tăng đột biến với mức 1,2 triệu đồng/tấn, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 350 nghìn đồng. Keo được giá, nhiều hộ thôn Thạnh Phú trở thành tỷ phú trong thời gian ngắn, thoát nghèo và ổn định cuộc sống. Tiêu biểu như hộ ông Huỳnh Văn Mễ với 75ha keo thu về 1,9 tỷ đồng; hộ ông Đặng Văn Công với 65ha thu về 1,5 tỷ đồng; hộ ông Mai Văn Anh với 50ha thu về 1,2 tỷ đồng; những hộ ít đất rừng trừ hết chi phí cũng thu về vài trăm triệu đồng.

Diện mạo thôn Thạnh Phú giờ đây đã thay đổi đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao. “Nhờ keo lá tràm mà tôi xây được nhà cửa khang trang, nuôi con cái học hành, đời sống vật chất dư dả” - anh Nguyễn Thanh Thu phấn khởi.

“Năm 2012, tại Hội nghị nông dân điển hình tiên tiến huyện Đại Lộc, xã Đại Chánh đã báo cáo đạt tổng doanh thu 37 tỷ đồng từ việc bán keo lá tràm. Đó là điều đáng mừng đối với một xã có tới 17% dân số nghèo và tin rằng con số doanh thu này sẽ còn tăng nhanh trong thời gian tới” - Ông Nguyễn Thanh Hải cho biết thêm.


Related news

Cải Tạo Vườn Điều Theo Hướng Chuyên Canh Cải Tạo Vườn Điều Theo Hướng Chuyên Canh

Phát triển “nóng” hoạt động chế biến, kinh doanh trong khi diện tích vườn trồng ngày càng giảm, năng suất thấp, khiến ngành điều ngày càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Tuesday. February 18th, 2014
Điêu Đứng Vì Dịch Bệnh Điêu Đứng Vì Dịch Bệnh

Thấy dịch tai xanh và bệnh lở mồm long móng hay bùng phát nên vợ chồng anh Bảy Chiêm Sơn ở xã Duy Trinh (huyện Duy Xuyên) không dám nuôi heo, bò. Đầu tháng 1 dương lịch vừa rồi, anh Bảy mua 1.000 vịt con về thả nuôi thịt mong kiếm thêm nguồn thu nhập. Nuôi được 2 tuần, lo sợ dịch cúm gia cầm gây hại, anh mua vắc xin tiêm phòng cho toàn bộ số vịt ấy.

Saturday. March 15th, 2014
Thạch Don Giỏi Trồng Điều Thạch Don Giỏi Trồng Điều

Ở thủ phủ cây điều Bình Phước thì Thạch Don không phải là người có nhiều đất. Gia đình anh hiện có 11ha đất, trong đó đã có 3ha cao su, vậy mà bình quân mỗi năm vẫn thu hơn 20 tấn điều nhân.

Tuesday. February 18th, 2014
Hàng Trăm Ha Lúa Đông Xuân Có Nguy Cơ Thiếu Nước Hàng Trăm Ha Lúa Đông Xuân Có Nguy Cơ Thiếu Nước

Ông Văn Bá Năm - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên cho biết, do từ đầu vụ đến nay không có mưa nên mực nước các hồ chứa xuống thấp, sông suối cạn kiệt, hàng trăm héc ta lúa đông xuân trên địa bàn huyện có nguy cơ thiếu nước tưới trong giai đoạn trỗ.

Saturday. March 15th, 2014
Vựa Lúa Arooi Vựa Lúa Arooi

Nằm lọt thỏm giữa thung lũng Ahúch (Tây Giang), nổi bật lên một màu xanh mơn mởn của những ngọn lúa non - cái cây mà người dân nơi đây gọi là “cây no đủ”.

Saturday. March 15th, 2014