Trứng Gà Tân An (Quảng Ninh)

Chị Phạm Thị Nguyệt Dung, chủ một trang trại nuôi gà đẻ trứng ở phường Tân An (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) cho biết, từ ngày sản phẩm trứng gà Tân An được xây dựng thương hiệu, trang trại của gia đình chị được nhiều người biết đến hơn.
Bên cạnh thị trường truyền thống trong tỉnh, Hải Phòng, Hà Nội, sản phẩm trứng gà Tân An của gia đình chị đã có mặt tại Siêu thị Big C Hạ Long với mức tiêu thụ 48.000 quả trong 1 tháng kể từ khi Big C Hạ Long đi vào hoạt động đến nay...
Quy trình khép kín
Theo giới thiệu của một cán bộ Sở KH&CN thì Phạm Thị Nguyệt Dung (SN 1978) là chủ một trang trại nuôi gà đẻ trứng lớn nhất trong tỉnh hiện nay. Chị Dung kể: “Tôi từ Hà Nội xuống đây lập trang trại đến nay cũng được 5 năm. Trước còn đi đi, về về, giờ thì “bốc” cả chồng, con xuống đây học hành và chăn gà…”.
Trang trại của gia đình chị có diện tích gần 5ha với quy mô nuôi 6 vạn con; trong đó, 4 vạn con gà đẻ trứng và 2 vạn con gà hậu bị. Số gà đẻ được nuôi trong 8 dãy chuồng lồng kín (1.000m2/chuồng).
Chị Dung cho biết: “Đây là giống gà chuyên trứng ISA Brown nên có hình dáng đặc trưng của trứng gà lông màu: Vỏ màu nâu nhạt, khối lượng trứng lớn, khoảng 60-62gr/quả, lòng đỏ. Tỷ lệ đẻ đạt trên 90%, sản lượng cung cấp cho thị trường khoảng 36-38 nghìn quả trứng/ngày”.
Không giống với những trang trại chăn nuôi gà nhỏ lẻ, quy trình nuôi gà đẻ ở Tân An được thực hiện theo vòng tròn khép kín. Để đảm bảo chất lượng gà đẻ, chất lượng trứng và phòng chống dịch bệnh, chị Dung nhập giống gà từ Công ty CP Japfa Comfeed Việt Nam (tỉnh Vĩnh Phúc) từ khi gà mới được 1 ngày tuổi.
Sau đó, số gà con này được nuôi úm ở một khu chuồng riêng biệt cho đến khi được 17 tuần tuổi thì chuyển đến khu chuồng nuôi gà đẻ. Trong thời gian nuôi úm, số gà hậu bị này đều được tiêm vacxin. Ngoài ra, chị Dung cũng rất cẩn trọng trong xử lý môi trường chăn nuôi. Tại các khu chuồng nuôi chị đều tiến hành phun khử trùng, rắc vôi bột đều đặn, bổ sung vi sinh vật trong chất độn chuồng…
Bên cạnh đó, trang trại của chị còn tự sản xuất thức ăn cho gà theo quy trình chuyển giao của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội bằng các nguồn nguyên liệu nhập từ các cơ sở sản xuất có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng chất phụ gia, nhất là không trộn lẫn kháng sinh trong quá trình sản xuất thức ăn cho gà.
Sản phẩm sạch, an toàn
Để đảm đương hết các khâu từ chăn, úm đàn gà hậu bị đến đàn gà đẻ, thu nhặt trứng, đóng gói bao bì, vận chuyển đến các đầu mối tiêu thụ, chị Dung phải thuê 16 nhân công.
Sản phẩm trứng gà Tân An của trang trại gia đình chị Dung có màu vàng nâu nhạt, quả to, đều, nhiều lòng đỏ, không có mùi tanh như một số loại trứng gà khác.
Khối lượng đóng gói bao bì cho loại sản phẩm 10 quả/hộp thường từ 62-64 gam. Chị Dung cho biết: “Trước kia, thị trường tiêu thụ sản phẩm trứng gà của gia đình chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng. Mới đây, chúng tôi đã đưa được sản phẩm vào Siêu thị Big C Hạ Long. Hiện gia đình đang xúc tiến các thủ tục phân tích mẫu mã, chất lượng trứng để đưa vào Siêu thị Metro”.
Để đưa được sản phẩm vào hệ thống Siêu thị Big C, chị Dung đã phải gửi mẫu trứng đi phân tích ở 2 cơ sở là Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y T.Ư và Viện Khoa học sự sống (Đại học Thái Nguyên). Kết quả phân tích đều cho thấy, sản phẩm đảm bảo chất lượng cả về dinh dưỡng lẫn vệ sinh an toàn thực phẩm (phản ứng H2S-âm tính; NH3
Lúc chúng tôi đến trang trại, công nhân mới bắt đầu thu nhặt trứng. Vậy mà khi câu chuyện giữa chúng tôi và chị Dung kết thúc thì toàn bộ số trứng (khoảng 36.000 quả) đã được vận chuyển đi tiêu thụ hết.
Chị Dung chia sẻ: “Trứng ở đây được tiêu thụ trong ngày. Sau khi thu nhặt, đóng gói xong là cho người vận chuyển đến các đầu mối tiêu thụ luôn để đảm bảo trứng được tươi, ngon.
Số gà đẻ chỉ khai thác trong vòng một năm là thay thế bằng đàn gà hậu bị, nên chất lượng trứng luôn đảm bảo. Hiện chúng tôi hướng mạnh hơn nữa vào thị trường trong tỉnh, nhất là hệ thống các nhà hàng, khách sạn, với mong muốn sản phẩm sạch trước tiên phải phục vụ người dân trong tỉnh, phục vụ mục tiêu phát triển của tỉnh”.
Trước khi chia tay chúng tôi, chị Dung đề xuất: “Nhà báo có thể đăng số điện thoại của tôi (0936.313.356) bên dưới bài báo về sản phẩm trứng gà Tân An được không?
Người tiêu dùng muốn dùng sản phẩm sạch, an toàn phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ, thực hư quy mô của cơ sở sản xuất. Tôi muốn công khai số điện thoại cũng chính là cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng”.
Related news

Ngày 4/6/2013, tại khu nuôi tôm công nghiệp 200 ha ấp Long Thạnh, xã Long Toàn, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh; phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Duyên Hải và bà con ngư dân xã Long Toàn tham dự tổng kết Mô hình trình diễn nuôi cá chẽm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, bà con tập trung xuống giống đồng loạt từ đầu tháng 5 đến ngày 25-5-2013 để né rầy, sâu bệnh và thời tiết. Nhưng thực tế, cho đến bây giờ, bà con ở Ba Tri, Bình Đại và Giồng Trôm mới chỉ dọn đất và chờ “mưa già”, vì nước còn mặn.

Có thế mạnh trong xuất khẩu nông sản, song nhiều năm qua, ngành chăn nuôi nước ta lại luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi... Ðây là một nghịch lý, khiến giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) trong nước liên tục biến động, gây bất lợi cho người chăn nuôi. Bởi thế, việc chủ động sản xuất TĂCN từ nguyên liệu trong nước là giải pháp hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh.

Ngày 26/7, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) phối hợp với UBND xã Tân Dân hợp đồng với Công ty TNHH Trường Thịnh thả hơn 3,3 triệu con sú giống cho 46 hộ dân.

Thời điểm hiện nay, ngư dân tại Vĩnh Hy (Vĩnh Hải - Ninh Hải - Ninh Thuận) đang bước vào chính vụ thu hoạch tôm hùm thịt. Tuy nhiên, do giá tôm thương phẩm bị sụt giảm kéo dài từ đầu nằm đến nay nên nhiều người nuôi tôm hùm ở đây liên tục bị thua lỗ.