Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng rau cho có ăn là không khó!

Trồng rau cho có ăn là không khó!
Publish date: Thursday. July 2nd, 2015

Anh Đặng Văn Tuyền ở thị trấn Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), là một trong 9 hộ trồng rau cung ứng nguồn rau ổn định cho HTX SX-TM-DV An toàn - Tiện lợi.

Chắt chiu từng vụ

Anh Đặng Văn Tuyền, hộ trồng rau ở khu phố Láng Sim, thị trấn Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, nhà anh chỉ có 2 sào đất trồng rau, nhưng chịu khó tính thật kỹ chu kỳ phát triển của từng loại rau và siêng làm đất cho tơi thoáng thì mỗi năm cũng xoay vòng được từ 10 - 11 vụ rau, thu lợi từ 10 - 14 triệu đồng/sào/vụ. “Năm 2005, gia đình tôi được hỗ trợ 50% vốn đầu tư thiết bị (làm hệ thống tưới tự động, nhà lưới) theo chương trình dự án phát triển trồng rau sạch của ngành Nông nghiệp tỉnh, được tư vấn kỹ thuật mới về gieo trồng, chăm sóc rau xanh.

Thu hoạch các vụ rau sau đó tăng thấy rõ”- anh Tuyền nói. Nhờ vậy mà 10 năm qua, anh Tuyền và các hộ trong dự án phát triển trồng rau sạch ở khu phố Láng Sim đều làm ăn khấm khá. Loại rau “truyền thống” của đất Láng Sim là xà lách, cải xanh, cải ngọt, cải thìa và rau thơm các loại, chủ yếu cung ứng cho thị trường trong tỉnh. Chỉ với giá 10.000 – 12.000 đồng/kg rau cải các loại và từ 30.000 – 50.000 đồng/kg rau thơm các loại, nguồn thu từ vài tấn rau mỗi ngày sau khi trừ chi phí đã giúp cho các hộ chịu khó tích cóp như hộ anh Tuyền mua sắm thêm máy bơm, máy phát điện, lắp đặt hệ thống tưới phun sương cho những ngày nắng… để tăng sản lượng thu hoạch và duy trì nguồn rau xanh cung ứng ra thị trường theo mối hàng ngay cả vào mùa khô hạn.

Anh Đinh Xuân Hoài, tổ 3, ấp Tân Trung, xã Châu Pha (huyện Tân Thành) cũng cho hay, với 4 sào đất, nhà anh chỉ chuyên trồng cải xà lách, hành, ngò, cũng cho nguồn thu sau khi trừ chi phí 12 – 14 triệu đồng/sào/vụ. Năm 2014, anh làm được 10 vụ, thu về 500 triệu đồng/năm/4 sào. Năm nay, anh Hoài thuê thêm mảnh đất 1.300m2, thuê thêm nhân công để mở rộng nghề trồng rau. Anh Hoài nói: “Trời cho mình ở vào cái vùng đất mưa thuận gió hòa thì phải chịu khó làm ăn. Nhất là bây giờ địa phương đã đầu tư hồ Tân Trung đầy nước, thuận lợi cho việc trồng rau. Hồi đầu năm nay, tôi vừa mua thêm máy bơm 2 ngựa, 300m đường ống, bơm nước từ hồ về tưới sướng cả tay. Hôm nào coi tiết trời khô hanh thì mình bơm về trữ ở giếng để tưới đều, nhất là cho các vạt rau sắp thu hoạch”- anh Hoài kể.

Mở rộng đầu mối tiêu thụ

Tuy nhiên, vấn đề đầu ra của sản phẩm vẫn luôn là trở ngại không nhỏ trong nghề trồng rau. Anh Hoài nói: “Hạt tiêu, hạt điều thì còn trữ được, chớ còn bó rau, ký ớt là phải bán liền, đắt rẻ gì cũng phải bán. Nhiều hôm rau dội chợ nhìn cả vạt rau không nhổ được cứ vàng vọt đi mà buồn”. anh Hoài cho biết thêm, hiện nay các hộ dân đều tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Ngoài cung ứng về chợ đầu mối, nhiều hộ dân đi chào hàng cho các nhà hàng lớn, các mối bán rau cho ghe đi biển. Anh Nguyễn Văn Từ, một hộ trồng rau khác ở ấp Tân Trung nói: “Tuy nhiên, số tiêu thụ theo đường này không nhiều. Chúng tôi rất muốn đưa rau vào bán ở siêu thị nhưng chưa biết cách nào để vào được”.

Khác với các hộ trồng rau ở xã Châu Pha, một số hộ dân ở thị trấn Phước Bửu đã tham gia và được bao tiêu một phần sản phẩm qua HTX SX-TM-DV An Toàn - Tiện Lợi do bà Nguyễn Thị Mai Phương làm chủ nhiệm. Mô hình hoạt động của HTX khá đơn giản, nhưng hiệu quả: Đặt hàng và thu mua mỗi ngày rau xanh của 9 xã viên HTX, và cung ứng thẳng cho người tiêu dùng, các cơ sở du lịch, bếp ăn tập thể.

Bà Phương cho hay, HTX đã nhập dây chuyền sơ chế và bảo quản rau an toàn công suất 1 tấn/ngày từ Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT). Thực phẩm sau sơ chế được đóng gói, trữ ở hệ thống kho làm mát và cung ứng đến tận tay các bà nội trợ, các nhà trẻ, nhà hàng, các khu du lịch trên địa bàn huyện. Phương thức thu mua, sơ chế và bảo quản rau an toàn theo mô hình này không chỉ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn giúp gia tăng giá trị hàng hóa của các loại rau xanh đang trồng tại địa phương.


Related news

Nông Dân Tiền Giang Gặp Khó Vì Nông Sản Rớt Giá Nông Dân Tiền Giang Gặp Khó Vì Nông Sản Rớt Giá

Hơn 1 tháng qua, hàng loạt nông sản đang có giá cao đột nhiên giảm mạnh. Cụ thể, trong tháng 4, dừa khô liên tục được thương lái đẩy giá lên cao và đạt mức ngất ngưỡng 110.000 - 120.000 đồng/chục (tùy theo chục 12 hay 14 trái và tùy từng vùng). Nhưng từ tháng 5 đến nay, giá dừa “đảo chiều” nhanh chóng trong sự bất ngờ của nông dân và thương lái.

Monday. June 9th, 2014
Xuất Khẩu Cá Tra Năm 2014 Dự Báo Đạt Khoảng 1,6 Tỷ USD Xuất Khẩu Cá Tra Năm 2014 Dự Báo Đạt Khoảng 1,6 Tỷ USD

Tính đến hết tháng 4-2014, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đạt hơn 546 triệu USD, tăng 2% so cùng kỳ. Điểm nổi bật là xuất sang các thị trường như: Brazil tăng 36,7%, Mexico tăng 13%, các nước Asean tăng 11%, thị trường Trung Quốc tăng 25%... Tuy nhiên, 2 thị trường lớn là EU và Hoa Kỳ lần lượt giảm 10% và 8,7% so cùng kỳ.

Tuesday. June 10th, 2014
Sinh Vật Lạ Gây Cá Chết Hàng Loạt Ở Kiên Giang Sinh Vật Lạ Gây Cá Chết Hàng Loạt Ở Kiên Giang

Những năm gần đây, nhiều gia đình ở vùng biển Tây đã chuyển sang nuôi cá bớp và cá bống trong lồng bè trên biển. Sự xuất hiện sinh vật lạ thời gian qua đã làm cho nhiều bè cá bị thiệt hại nặng. Đáng lo hơn nữa là mặc dù đã được các nhà khoa học lấy mẫu đi nghiên cứu, nhưng đến nay người dân vẫn chưa biết kết quả loài sinh vật lạ gây hại đó là gì.

Saturday. June 28th, 2014
Xoá Nghèo Từnuôi Dê Xoá Nghèo Từnuôi Dê

Với phương châm lấy công làm lời, mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt ở ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi (Cà Mau), mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện được cuộc sống của nhiều hộ gia đình nghèo. Một số gia đình biết áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào chăn nuôi dê nên đã thoát nghèo, vươn lên giàu có. Chính quyền địa phương xem đây là mô hình xoá nghèo mới ở đây.

Tuesday. June 10th, 2014
Huyện Bá Thước (Thanh Hoá) Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Trên Lòng Hồ Thủy Điện Huyện Bá Thước (Thanh Hoá) Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Trên Lòng Hồ Thủy Điện

Xã có số hộ nuôi nhiều nhất là Ái Thượng với trên 200 lồng nuôi. Nếu như trước đây bà con đóng lồng nuôi theo cách truyền thống bằng tre, luồng, thì nay nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá bằng lưới quây đã giảm được chi phí đầu tư và đem lại hiệu quả cao hơn. Từ đó nhiều hộ đã áp dụng phương pháp nuôi mới này, có hộ nuôi đến 4 - 5 lồng.

Saturday. June 28th, 2014