Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cam Đường Canh Đem Lại Hiệu Quả Cao Cho Nông Dân Na Rì (Bắc Kạn)

Cam Đường Canh Đem Lại Hiệu Quả Cao Cho Nông Dân Na Rì (Bắc Kạn)
Publish date: Saturday. April 5th, 2014

Cùng với nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao, hiện nay cây cam đường canh đang giúp cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Na Rì (Bắc Kạn) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Xuất phát từ mô hình trồng thử nghiệm của gia đình ông Hoàng Đình Việt, ở thôn Đồng Tâm, xã Kim Lư thực hiện trồng khoảng 2 héc ta gốc cam được mua giống tại Viện cây ăn quả từ năm 2008.

Sau 6 năm trồng và chăm sóc, đến nay đã cho thu hoạch được khoảng 3 năm, mỗi năm bình quân gia đình ông Việt thu được 16 tấn quả, giá bán ra thị trường tiêu thụ trên địa bàn trung bình được 30.000 đồng/1kg, trừ chi phí đầu tư gia đình ông thu về trên dưới 400 triệu đồng.

Nhận thấy cây cam đường canh thích nghi rộng, trồng được ở mọi nơi trên địa bàn huyện từ đất phù sa, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, dễ chăm sóc, thường cho thu hoạch vào dịp cuối năm, nên việc tiêu thụ dễ dàng.

Bên cạnh đó, cây ít nhiễm sâu bệnh hại, không cần đến kỹ thuật phức tạp để bảo vệ cho cây sinh trưởng khỏe mạnh, do đó mọi người dân có thể đem trồng trên các diện tích đất canh tác của gia đình mình. Tuy nhiên, đại đa số người nông dân của huyện vẫn còn hoài nghi về giá trị kinh tế của loại cây này, nên chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích.

Để giúp nông dân tiếp cận với giống cây cam đường canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản xuất theo hướng hàng hoá, tạo thêm công ăn việc làm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Đồng thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo nâng cao tầm vóc và tăng quy mô diện tích cam đường canh trên địa bàn huyện, tạo sản phẩm hàng hóa có giá trị, chất lượng cao, hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Ngành nông nghiệp huyện Na Rì đã chủ động xây dựng kế hoạch, dự án tham mưu cho UBND huyện triển khai trồng cam đường canh tại một số xã của huyện, nhằm giúp cho bà con nông dân trong phát triển kinh tế hộ, phù hợp với nhu cầu thị trường và mục tiêu chung của Đảng, Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Na Rì Long Thị Thịnh cho biết: Toàn huyện hiện có trên 20 héc ta cây cam, quýt, cam đường. Bước đầu thực hiện dự án, Phòng Nông nghiệp đã tham mưu cho UBND huyện triển khai mô hình trồng cam đường tại các xã Cường Lợi, Kim Lư, Lương Hạ, với 35 hộ dân tham gia, huyện sẽ hỗ trợ 80% chi phí mua cây giống cho các hộ và 100% chi phí mua vật tư phân bón, vôi bột để chăm sóc.

Cùng với đó, chỉ đạo cho cán bộ chuyên môn của đơn vị thường xuyên phối hợp với chính quyền cơ sở hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học trong trồng và chăm sóc cho các hộ dân, đảm bảo cây trồng phát triển tốt và cho năng suất cao sau thu hoạch.

Thăm mô hình trồng cam đường canh của gia đình ông Hoàng Đình Việt, ở thôn Đồng Tâm, xã Kim Lư chúng tôi không khỏi thán phục tinh thần dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn tiên phong thực hiện mô hình trồng cam đường ở địa phương. Hơn 800 gốc cam những năm qua đã không phụ công đầu tư, chăm sóc của gia đình, mỗi năm đều cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, giúp cho gia đình ông có cuộc sống khá giả.

Ông Hoàng Đình Việt chia sẻ: Quả thực lúc đầu triển khai gia đình cũng có đôi chút lo lắng, bởi chi phí đầu tư cao, công chăm sóc khá lớn mà kết quả thì chưa nhìn thấy. Tuy nhiên, từ việc đi học tập kinh nghiệm tại các địa phương khác, gia đình tôi đã thực hiện thành công mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao này.

Hiện nay việc chuyển đổi cơ cấu cấy trồng trên địa bàn huyện Na Rì được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm, nhưng sản phẩm sản xuất ra nhỏ lẻ, chưa mang tính hàng hóa, chất lượng trung bình, chưa phù hợp và chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Do vậy cần phải xác định lựa chọn cây trồng có giá trị kinh tế cao, sản phẩm sản xuất ra phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng đang được cấp ủy, chính quyền các cấp của huyện chú trọng.

Để khuyến khích nông dân tiếp tục phát triển, những năm qua huyện đã thực hiện nhiều chính sách mở rộng diện tích cây trồng đặc sản có giá trị kinh tế cao. Song song với đó, triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ cho người dân phát triển vùng cây ăn quả hàng hóa như cam, quýt, cam đường... nhằm tạo sản phẩm hàng hóa đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường.


Related news

Phát Triển Nuôi Cá Nước Lạnh Phát Triển Nuôi Cá Nước Lạnh

Nghề nuôi cá nước lạnh tuy mới du nhập vào nước ta nhưng nhanh chóng có sức lan tỏa nhất định. Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia đã chia sẻ về nghề nuôi mới mẻ này

Tuesday. November 22nd, 2011
Mô Hình Trồng Rau Nhút Ở Thanh Bình Mô Hình Trồng Rau Nhút Ở Thanh Bình

Mùa vụ rau nhút nơi đây bắt đầu từ tháng 5 âm lịch, lúc này những vùng đất thấp ngập nước dọn sạch cỏ lên đê xung quanh để giữ nước sau đó người ta tiến hành cấy rau nhút. Những ngày đầu mới cấy rau nhút nên thường xuyên chú ý đến mực nước trong ruộng tốt nhất từ 30-50 cm tránh để mực nước trong ruộng bị khô rau nhút chậm phát triển

Monday. June 27th, 2011
Nuôi Thí Điểm Gà Ai Cập Nuôi Thí Điểm Gà Ai Cập

Gà Ai Cập là loại giống gà mới dễ nuôi dễ chăm sóc, gà lanh lẹ, con trống có mào đỏ tươi, gà mái thân hình gọn gàng; tất cả chân đều cao nghều, luôn hoạt động. Chúng chỉ khác với các loại gà địa phương ở màu lông và da. Lông của chúng có đốm trắng, sẫm, đen pha lẫn lộn; chân cũng màu đen sẫm

Wednesday. October 26th, 2011
2.000 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Cánh Đồng Mẫu 2.000 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Cánh Đồng Mẫu

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, cần huy động thêm 2.000 tỷ đồng từ nguồn tín dụng Nhà nước hỗ trợ xây dựng kênh mương nội đồng, trạm bơm tưới tiêu cho mô hình cách đồng mẫu lớn tại Nam Bộ.

Monday. June 11th, 2012
Tôm Chết, Người Nuôi Tôm Gặp Khó Khăn Tôm Chết, Người Nuôi Tôm Gặp Khó Khăn

Nhiều ngày nay, ở Quảng Trị, người nuôi tôm ở các xã Trung Giang, huyện Gio Linh và Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh đang điêu đứng vì tôm đột nhiên nhiễm bệnh, chết hàng loạt khi chưa đến thời điểm thu hoạch

Friday. June 22nd, 2012