Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành Công Nhờ Nuôi Bồ Câu, Lợn Siêu Nạc

Thành Công Nhờ Nuôi Bồ Câu, Lợn Siêu Nạc
Publish date: Saturday. November 3rd, 2012

"Trước kia gia đình anh Thủy là một trong những hộ nghèo nhất xã. Nhưng từ ngày anh nuôi chim bồ câu, lợn, gia đình anh trở thành hộ có thu nhập khá trong xã" - ông Lê Thanh Sơn - Chủ tịch Hội ND xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình, cho biết.

 
Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại, anh Vũ Văn Thủy (thôn Tiên Dương, xã Yên Thành) kể: "Năm 1991, tôi lập gia đình. Sau khi cưới, hai vợ chồng chỉ có 1 sào ruộng của cha mẹ cho làm vốn. Tôi tính, nếu trông vào 1 sào ruộng để thoát nghèo thì không thể, nên tôi để vợ ở nhà làm, còn tôi đi làm phụ hồ kiếm tiền đầu tư vào chuồng trại để chăn nuôi". 
Sau nhiều năm đi phụ hồ, dành dụm được ít tiền, anh Thủy về quê xây chuồng trại và mua 200 con vịt đẻ, hơn 100 con gà... hết gần 5 triệu đồng. 
"Khi gà, vịt bắt đầu cho thu hoạch, đùng một cái dịch cúm tràn đến. Trong vòng có 2 ngày, vịt, gà chết không còn một con nào. Tất cả vốn liếng bỗng chốc mất trắng. Mang gà, vịt đi đào hố chôn mà lòng tôi đau như cắt" - anh Thủy nhớ lại. 
Khi đó, vợ chồng anh chán nản không muốn làm gì. Anh em, bạn bè đến chơi động viên: "Mới thất bại có một lần mà đã gục ngã thì mãi cũng không thể thành công được". Nghe vậy, vợ chồng anh quyết tâm vay vốn làm lại từ đầu. 
Nhận ra thất bại vì chăn nuôi theo phong trào mà không tìm hiểu kỹ thị trường và dịch bệnh, lần này anh Thủy đi khảo sát và học hỏi kinh nghiệm của những hộ chăn nuôi ở xã bên. Và anh đã tìm ra hướng đi mà địa phương anh chưa có ai làm, đó là nuôi chim bồ câu và lợn siêu nạc. Năm 2008, anh đầu tư hơn 10 triệu đồng mua giống lợn và chim bồ câu. Sau 6 tháng bán lợn, bồ câu, trừ chi phí anh lãi gần 50 triệu đồng. 
"Thấy đây là hướng đầu tư đúng, tôi quyết định lấy toàn bộ tiền lãi này mở rộng trang trại và mua thêm giống. Đến nay, trung bình mỗi năm tôi thu nhập không dưới 100 triệu đồng. Nhờ lợn và bồ câu, vợ chồng tôi đã xây được nhà khang trang, nuôi con cái ăn học" - anh Thủy cho hay. 
Chia sẻ kinh nghiệm thành công của mình, anh Thủy bảo: "Muốn làm giàu phải có hướng đi đúng và phải ham học hỏi, không sợ thất bại, kiên trì rồi sẽ thành công". 
Không chỉ làm giàu cho mình, anh còn hướng dẫn nhiều hộ trong xã nuôi lợn siêu nạc, bồ câu. Không ít hộ được anh giúp đỡ đã thoát nghèo, có tích lũy.


Related news

Mô Hình Nuôi Lươn Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lươn Hiệu Quả

Từ các chương trình và dự án về phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt, Trung tâm Giống thủy sản và Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức nhiều lớp huấn luyện, xây dựng điểm trình diễn để chuyển giao kỹ thuật ương lươn giống và nuôi lươn thịt. Đây là mô hình giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật mới, phát triển kinh tế gia đình.

Monday. August 19th, 2013
Thiệt Đơn Thiệt Kép Khi Bán Bò Bệnh Thiệt Đơn Thiệt Kép Khi Bán Bò Bệnh

Thời gian vừa qua, đàn bò của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Trong khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh thì thương lái đã tìm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để mua bò với giá rẻ. Điều này gây thiệt đơn thiệt kép, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn khiến dịch bệnh lây lan.

Monday. August 19th, 2013
Nuôi Ong “Một Vốn Đôi Lời” Nuôi Ong “Một Vốn Đôi Lời”

Mấy năm gần đây, nghề nuôi ong trên địa bàn thị trấn Mậu A (Văn Yên, Yên Bái) phát triển mạnh. Tuy là nghề mới nhưng lợi nhuận được cho là “một vốn đôi lời” từ vật nuôi này đang mở hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân trong vùng.

Monday. August 19th, 2013
Những Cây Trồng Mới Trên Đất Giao Hà (Nam Định) Những Cây Trồng Mới Trên Đất Giao Hà (Nam Định)

Chúng tôi về xã Giao Hà (Giao Thủy) đúng lúc người dân đang hối hả, tất bật với việc thu hoạch hoa hòe để… chạy bão. Già, trẻ, gái, trai ai cũng bận rộn “hái hòe”. Đây cũng là thời điểm cây hòe đang cho hoa, nụ nhiều nhất trong năm. Nhiều năm nay, người dân trong xã đã khai thác thế mạnh của đất phù sa sông Hồng để trồng hòe và đinh lăng xuất bán làm dược liệu.

Monday. August 19th, 2013
Vùng Hành Thanh Thủy Khổ Vì Thiếu Cát Vùng Hành Thanh Thủy Khổ Vì Thiếu Cát

Toàn thôn Thanh Thủy (Bình Hải, Bình Sơn, Quảng Ngãi) có 550 hộ dân thì đã có hơn 400 hộ dân theo đuổi nghề trồng hành hàng chục năm nay. Trước hiệu quả kinh tế đem lại, cây hành ngày càng được bà con nông dân “tín nhiệm”. Họ rất muốn mở rộng diện tích trồng hành nhưng lại gặp phải “nút thắt” vì thiếu cát.

Monday. August 19th, 2013