Trên 6.400 Tỷ Đồng Cho Vay Phục Vụ Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn

Năm 2014, tỉnh ta tập trung huy động nguồn vốn tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Doanh số cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thái Nguyên là 5.810 tỷ đồng; tổng dư nợ đến ngày 31-12-2014 là 4.146 tỷ đồng, chiếm 73,2% tổng dư nợ. Trong đó, doanh nghiệp vay 617 tỷ đồng; hộ sản xuất vay 3.529 tỷ đồng với 49.786 khách hàng.
Tổng dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn theo các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thu mua lương thực; chế biến bảo quản nông, lâm, thuỷ sản; phát triển ngành nghề nông thôn…
Các nguồn vốn khác như: Quỹ hỗ trợ nông dân cấp tỉnh được cấp thêm 3 tỷ đồng, nâng tổng số quỹ hội lên gần 5,2 tỷ đồng giải ngân cho 6 dự án, 126 hộ vay; giải ngân quay vòng và gia hạn 124 tỷ đồng cho 66 hộ vay. Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương cấp mới 1,5 tỷ đồng cho 4 dự án, 59 hộ vay; giải ngân quay vòng 2,85 tỷ đồng, tổng dư nợ Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương do tỉnh quản lý là 8,15 tỷ đồng.
Vốn giải quyết việc làm giải ngân mới và quay vòng là 676 triệu đồng cho 2 dự án với 47 hộ vay. Vốn uỷ thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội qua tổ chức Hội Nông dân: tổng dư nợ tính đến ngày 30-9-2014 là 625 tỷ đồng cho 28.519 hội viên vay...
Related news

Do tác động từ thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập vào thị trường Mỹ của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL giảm mạnh…

Tại xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), mô hình chăn nuôi gà ta thịt của CCB Cát Văn Kim thôn Ngô Cương với số lượng nuôi 3 nghìn con mỗi lứa cho thu lãi 500 triệu đồng/năm. Diện tích chăn nuôi không lớn nhưng đây được xem là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và dễ áp dụng cho các hộ chăn nuôi.

Với nghề nuôi ngựa truyền thống của gia đình, anh Lực dành thêm 4 năm theo học nghề chăn nuôi thú y. Sau khi tham khảo thị trường, năm 2012 anh Lực đã vay vốn để cải tạo, mở rộng chuồng trại, mua 7 con ngựa cái về nuôi. Một năm sau, đàn ngựa cái bắt đầu sinh sản. Trung bình ngựa cái sau 11 tháng sẽ đẻ con, ngựa con nuôi trong vòng 1 năm rưỡi là có thể bán.

Nhằm đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập, giảm nghèo và vươn lên khá giả, cùng với các loại hình nuôi đa cây, con khác, việc nuôi rắn ri tượng tại hộ gia đình hiện tại được một số nông dân trong xã Việt Thắng, huyện Phú Tân (Cà Mau) thực hiện mang lại hiệu quả khá.

Ông Trần Văn Bé Năm, ấp 17, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, cho biết: “Nông dân trong ấp nhiều năm qua vẫn bỏ phí rơm sau thu hoạch. Nhiều hộ có trồng nấm rơm nhưng chỉ thu hoạch đủ phục vụ bữa ăn gia đình hoặc bán chút ít".