Thắng Lớn Khi Đưa Cá Vào Chợ
Khi việc nuôi cá tra xuất khẩu không còn lãi như xưa, một số ngư dân trong tỉnh đã năng động đổi sang nuôi các mặt cá chợ, như: Cá điêu hồng, cá he, cá hú, cá chim… để bán ở thị trường nội địa. Sự chuyển hướng kịp thời đã giúp họ thành công.
Ăn chắc
Cách đây hơn 10 năm, gia đình ông Huỳnh Văn Xã (xã Mỹ Hòa Hưng) là một trong những ngư dân nuôi cá tra xuất khẩu nhiều nhất ở TP. Long Xuyên. Bình quân mỗi năm, sản lượng cá bán ra khoảng 10.000 tấn. Song, từ năm 2008 đến nay, khi cá tra không còn mang lại lợi nhuận nhiều như trước, ông đã linh hoạt chuyển từ nuôi cá tra xuất khẩu sang nuôi các mặt hàng cá bán chợ. Chính sự chuyển hướng kịp thời này đã giúp cuộc sống gia đình ông ổn định.
“Nuôi cá chợ trong bối cảnh hiện nay được xem là cách làm “ăn chắc mặc bền” bởi sản lượng ít, tỷ lệ rủi ro thấp, chi phí nhẹ hơn. Chỉ có điều muốn nuôi quy mô lớn như cá tra thì không được vì thị trường nội địa có giới hạn” – ông Xã tâm sự.
Với đối tượng nuôi là cá điêu hồng, hơn 5 năm qua, chưa có năm nào ông Xã bị lỗ vì giá, chỉ có lời ít vì thức ăn thiếu độ đạm. Gia đình ông hiện nuôi 10 bè cá điêu hồng. Đây là số bè ông từng nuôi cá tra xuất khẩu. Với số lượng bè nói trên, bình quân mỗi năm, ông nuôi được 2 vụ, sản lượng cả năm khoảng 200 tấn.
Tháng vừa rồi, ông xuất 1 bè cá điêu hồng sản lượng 35 tấn, giá bán 33.500 đồng/kg, thu lãi được 2.000 đồng/kg. Trước đó, vào thời điểm tháng 7, 8, 9-2012, giá cá điêu hồng lên đến 40.000 đồng/kg, lẽ ra ông phải lời nhiều nhưng do thức ăn bị thiếu độ đạm so với độ đạm ghi trên bao bì nên hệ số chuyển hóa thức ăn tăng cao ( FCR:2.2 ), ông lời ít.
Chọn sự khác biệt
Khác với ông Xã, anh Lê Văn Thuyền chọn cá he làm đối tượng nuôi. Cá của anh được thương lái mua, đóng vào bao ôxy, đưa đi tiêu thụ khắp các tỉnh ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước… Anh Thuyền hiện có 2 bè nuôi cá he, mỗi bè ngang 7m, dài 15m, cao 5m. Bình quân mỗi vụ, 1 bè nuôi được 32 tấn cá, nuôi từ 8 – 9 tháng thì thu hoạch. Hiện tại, giá cá he thương phẩm đến 42.000 đồng/kg, anh lời thấp nhất từ 6.000 – 7.000 đồng/kg.
“Nếu so với nuôi cá tra xuất khẩu thì nuôi cá he lời hơn nhiều. Trong suốt gần 5 năm qua, chưa bao giờ giá cá he rớt xuống thấp. Thị trường cá he cũng rất rộng. Sở dĩ trong gần 5 năm qua, chúng tôi nuôi cá he có lời là vì ít người nuôi. Chứ nơi nào cũng nuôi cá he như nuôi cá tra trước đây thì thị trường nội địa không bao giờ tiêu thụ hết. Chúng tôi luôn chọn sự khác biệt để không bị đụng hàng, dội chợ ” – anh Thuyền chia sẻ.
Còn đối với ngư dân ở làng bè Vĩnh Nguơn (Châu Đốc), Đa Phước (An Phú), bà con nơi đây chọn nuôi cá basa, cá hú. Đây là mặt hàng cá chợ được người tiêu dùng rất ưa thích. Từ đầu năm đến nay, giá cá basa luôn ở mức 34.000 – 35.000 đồng/kg (bán tại bè), ngư dân lãi thấp nhất từ 2.000 – 3.000 đồng/kg. Còn đối với cá hú, giá xuất bè lên đến 40.000 – 42.000 đồng/kg, ngư dân lãi ít nhất 4.000 đồng/kg, mức lợi nhuận mà nuôi cá tra “nằm mơ” cũng chẳng thấy.
Chuyển hướng làm ăn trên cơ sở “có thị trường thì mới tổ chức sản xuất”, kết nối các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ là một cách làm đầy sáng tạo của ngư dân trong thời gian qua. Song, để mở rộng quy mô nuôi, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, các tỉnh phía Bắc, ngư dân rất cần vốn giá rẻ từ các ngân hàng thương mại, cần sự hỗ trợ trong kết nối giao thương, tiêu thụ cá của các cơ quan chức năng trong tỉnh. Có vậy thì phong trào nuôi cá chợ bán ở thị trường nội địa mới mang tính bền vững.
“Nuôi các mặt hàng cá chợ thì ngư dân không cần phải áp dụng các tiêu chuẩn nuôi một cách nghiêm ngặt như nuôi cá tra xuất khẩu. Việc này đã giúp ngư dân giảm được chi phí, hạ được giá thành nuôi nên có lãi nhiều hơn. Chỉ có điều nuôi cá bán cho các chợ trong nội địa thì sản lượng nuôi bị hạn chế, chứ lãi thì nhiều hơn cá xuất khẩu” – ông Huỳnh Văn Xã nhấn mạnh.
Nguồn bài viết: http://www.baoangiang.com.vn/An-Giang-24-Gio/Thoi-su/Thang-lon-khi-ua-ca-vao-cho.html
Related news
Trên một cánh đồng, nông dân cấy cùng một loại giống lúa, cùng một thời điểm và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ khâu giống, vật tư phân bón, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa sản xuất và công tác quản lý đồng ruộng nhằm tạo ra một chuỗi sản phẩm hợp lý, giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị trên 1ha đất canh tác – đó chính là mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đã và đang được triển khai thực hiện có hiệu quả tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng với quy mô 50 ha. Đây là cánh đồng mẫu đầu tiên trong tỉnh nhằm tạo ra một "cuộc cách mạng" trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là cuộc vận động đòi hỏi phải có sự nỗ lực tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Là thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, các cấp Hội Nông dân thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai trò trách nhiệm của hội trong các phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới.
Những ngày này, khách hàng tấp nập về xã Lương Phong (Hiệp Hoà- Bắc Giang) thu mua bưởi Diễn đưa đi tiêu thụ khắp nơi trong cả nước. Những trái bưởi vàng tươi, thơm ngát giữa cái rét đậm cuối năm mang lại niềm vui cho người dân nơi đây.
Là đảng viên trẻ, gánh vác trọng trách tuyên truyền, vận động nông dân phát triển kinh tế, anh luôn đi đầu trong phong trào sản xuất, tìm hướng đi mới cho kinh tế của thôn, trong đó phát triển mạnh các loại cây rau màu chế biến xuất khẩu. Cùng đó, anh lãnh đạo nhân dân duy trì sản xuất lạc đông, trực tiếp tổ chức sản xuất, thu mua và bao tiêu sản phẩm.
Cần cù lao động, không ngừng tìm hiểu đưa vào thị trường những sản phẩm mộc dân dụng mới, Nguyễn Văn Toàn (ảnh), Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) đồ gỗ mỹ nghệ Toàn Thịnh đã góp phần xây dựng vùng quê Trung Đồng, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) ngày càng trù phú. Anh vinh dự là một trong ba gương mặt trẻ tiêu biểu của tỉnh nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2012 do Trung ương Đoàn trao tặng.