Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Niên Vùng Cao Làm Giàu

Thanh Niên Vùng Cao Làm Giàu
Publish date: Sunday. June 23rd, 2013

Thanh niên vùng cao chủ yếu làm nương rẫy. Không cam chịu cảnh nghèo, một số bạn trẻ đã tự mày mò làm giàu ngay tại quê hương.

Chàng trai mía ở Ea Pil

Nguyễn Viết Thành (SN 1982), một cán bộ Đoàn đã cùng nhiều thanh niên ở xã Ea Pil (Ma Đ’Rak, Đắk Lắk) ấp ủ kế hoạch thành lập Câu lạc bộ Thanh niên chuyên canh mía để đẩy nhanh tiến trình xóa đói giảm nghèo.

Đang học phổ thông, gia sản khánh kiệt vì mùa màng liên tiếp thất bát, Thành rẽ ngang sang học cơ điện, đi khắp nơi làm thuê, rồi lại quay về Ea Pil. Đất mênh mông, nhưng vẫn đói, Thành nảy ý định trồng mía. Thành vay tiền lặn lội đến Tây Ninh khảo sát giống mía Suphanburi 7 vốn mọc nhanh, chống sâu bệnh tốt, hàm lượng đường cao. Sau đó Thành về quê thuyết phục mọi người cùng làm, nhưng bước đầu chỉ có 36 hộ nghèo đồng ý gia nhập đội trồng mía.

Đứng ra làm thủ lĩnh để vay tiền đầu tư trồng mía, Thành gặp nhiều trở ngại vì còn quá trẻ. Thành đành thuyết phục mọi người cùng thế chấp tài sản đất đai vay 500 triệu đồng và bắt đầu trồng mía với phương châm có ít làm ít, có nhiều làm nhiều. Suốt 3 năm qua trên nương rẫy Ea Pil, giống mía Suphanburi 7 đã tỏ ra chịu hạn cao, ít gãy đổ, năng suất tới 120 tấn đến 150 tấn/ha, cao gấp 2 - 3 lần so với giống mía cũ.

Chưa tính 10 hecta rừng trồng keo tai tượng, chỉ riêng 6 hecta mía năm qua đã mang lại thu nhập cho Thành hơn 500 triệu đồng. Đội trồng mía của Thành lớn mạnh không ngừng. Đến nay kinh tế của cả 36 hộ trong đội mía đều khấm khá, 60% xây được nhà kiên cố và đặc biệt là đang trở thành tấm gương kích thích ý chí làm giàu của hàng trăm đôi vợ chồng trẻ khác trong vùng.

Với số vốn đầu tư 1,2 tỷ đồng do Ban giám đốc Cty mía đường 333 ủy quyền để chuyên canh mía và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Phó Chủ tịch Hội LHTN xã Ea Pil Nguyễn Viết Thành dự định sau Tết sẽ thành lập Câu lạc bộ Thanh niên chuyên canh mía. Kế hoạch của các chàng trai mía nhận được sự ủng hộ của chính quyền, đoàn thanh niên và đông đảo người dân trong vùng.

Nguyễn Viết Thành vừa được T.Ư Đoàn tặng Giải thưởng Lương Định Của dành cho những nhà nông trẻ.

Bác sĩ thú y của bản

Sinh năm 1984, Lương Văn Tân, dân tộc Nùng được bà con bản Đồng Vương, huyện Yên Thế, Bắc Giang biết đến như một bác sĩ thú y. Tốt nghiệp khoa Chăn nuôi thú y CĐ Nông Lâm (Bắc Giang), Tân thử sức ở nhiều Cty, làm chân giao dịch thức ăn chăn nuôi gia súc cho các đại lý với mức lương 1,1 triệu đồng không đủ để trang trải tiền ăn ở, xăng, điện thoại.

Trung tâm nghiên cứu phát triển các dân tộc thiểu số và miền núi phối hợp với Tỉnh Đoàn Bắc Giang vừa tuyên dương 20 thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu làm kinh tế giỏi.

Trải nghiệm thân phận làm thuê, anh quyết về quê mở đại lý thức ăn gia súc với số vốn 30 triệu đồng. Sau 4 năm chăm chỉ giới thiệu sản phẩm, đưa thức ăn đến tận nhà kèm theo khuyến mãi thăm khám gia súc, gia cầm cho dân đến nay anh đã có hơn 300 triệu đồng vốn lưu động. Tân thu lãi từ đại lý hơn 100 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho nhiều thanh niên khác.

Đặc sản của Yên Thế là gà đồi. Người dân Yên Thế những năm gần đây chú trọng chăn nuôi gà đàn, có nhà nuôi 400 đến 500 con nên Tân thường xuyên phải đi tiêm, khám cho gia súc, gia cầm. Gần đây, anh chuyển sang nuôi nhím. Theo tính toán, mỗi cặp nhím bố mẹ trung bình mỗi năm sinh 2 đôi nhím con có giá 16 đến 17 triệu đồng/ đôi.

Làm giàu từ na

Đoàn Văn Hướng, thôn Suối Ván, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang) là Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi. Anh thành công với 7 sào na dai cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ vụ.

Năm 2006, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quản lý kinh tế tại CĐ Nông Lâm, Hướng trở về quê nung nấu ý chí làm giàu. Đầu năm 2008, anh đã đi đến các xã, huyện học hỏi phương thức làm ăn của nơi khác và nhận ra giống cây na dai ở Bắc Giang dễ trồng, giá cao. Về nhà, anh bàn với bố mẹ chặt bỏ những cây vải thiều đang cho quả nhưng không được giá để trồng na.

Giống na dai được thị trường ưa chuộng, đến mùa vụ các thương lái từ Hà Nội đến tận vườn để thu gom. Trung bình na dai có giá dao động từ 35.000 đến 42.000 đồng/ kg nên người dân quanh vùng rất phấn khởi nhân giống loại cây ăn quả này. Hướng cho biết: Hiện cả vùng có gần 100 mẫu na dai, cho thu nhập gần 25 triệu đồng/ vụ/ sào.


Related news

Cao Chương Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Hiệu Quả Cao Chương Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Hiệu Quả

Trong những năm qua, xã Cao Chương (Trà Lĩnh) tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, hướng tới phát triển sản xuất hàng hóa để xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

Sunday. June 30th, 2013
Làm Giàu Từ Mía Làm Giàu Từ Mía

Là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, anh Phạm Văn Chương (xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình nhờ trồng mía nguyên liệu mà còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương.

Monday. April 1st, 2013
Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Chẽm

Trong tháng 6 năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bạc Liêu thực hiện mô hình nuôi cá chẽm tại 2 hộ là ông Nguyễn Văn Tùng ở ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải và ông Trần Vũ Linh ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình. Tổng kinh phí đầu tư cho mô hình quy mô 1ha là hơn 58 triệu đồng.

Monday. July 22nd, 2013
Lợi Trước Mắt, Hại Lâu Dài Lợi Trước Mắt, Hại Lâu Dài

Tình hình nuôi tôm biển (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) trong vùng quy hoạch ngọt hóa (VQHNH) đã và đang xảy ra. Nếu diện tích này tăng, sẽ gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ vùng nước ngọt trong hệ thống Cống đập Ba Lai (Bến Tre).

Monday. July 22nd, 2013
Tìm Giải Pháp Cho Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Ở TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) Tìm Giải Pháp Cho Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Ở TP Cao Lãnh (Đồng Tháp)

Trạm Khuyến nông TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) vừa tổ chức hội thảo về kết quả sản xuất nấm bào ngư. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013 tại xã Hòa An và Tịnh Thới.

Tuesday. April 2nd, 2013