Thiếu Nguồn Trứng Chim Cút Xuất Khẩu Sang Nhật
Để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, việc nuôi chim cút phải đảm bảo các yêu cầu an toàn sinh học, không có dư lượng kháng sinh trong trứng.
Mỗi ngày, trang trại chim cút của ông Trần Nguyễn Hồ ở xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cung ứng cho Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang 100.000 trứng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên số lượng này vẫn chưa đáp ửng đủ nhu cầu của đối tác.
Để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, việc nuôi chim cút phải đảm bảo các yêu cầu an toàn sinh học, không có dư lượng kháng sinh trong trứng. Tuy giá trứng cút xuất sang Nhật chỉ cao hơn giá nội địa 20%, nhưng theo Trần Nguyễn Hồ, xuất khẩu sang thị trường khó tính như Nhật Bản coi như đã có “giấy thông hành” để xuất khẩu sang thị trường các nước khác.
Ông Trần Nguyễn Hồ nói: “Đối với tôi, phía đối tác yêu cầu 400.000 trứng/ngày nhưng tôi chỉ đáp ứng 100.000 trứng, đáp ứng không nổi. Tiêu chuẩn thì đạt, trước khi container đưa về bên đó, có người kiểm tra, gửi mẫu về, khi đạt mới cho đi”.
Nguồn bài viết: http://vov.vn/kinh-te/thieu-nguon-trung-chim-cut-xuat-khau-sang-nhat-364817.vov
Related news
Tuy nhiên, ngay từ đầu năm do thời tiết bất lợi, nên trên nhiều diện tích tôm nuôi, dịch bệnh đã có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, thiếu con giống chất lượng, nguy cơ dịch bệnh và giá cả vật tư đầu vào tăng cao vẫn đang làm “khó” cho các hộ nuôi.
Mô hình nuôi tảo spiruline không chỉ giúp nông dân tiếp cận với công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn hứa hẹn mở ra cơ hội mới để phát triển kinh tế cho địa phương.
Những rào cản mà các nước nhập khẩu thủy sản đưa ra trong thời gian gần đây, nhất là Luật Trang trại mà Mỹ chuẩn bị áp dụng, buộc các doanh nghiệp (DN) chăn nuôi, sản xuất cá tra trong nước có những thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng với những tiêu chuẩn mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khó của thị trường nhập khẩu.
Trong điều kiện thời tiết hiện nay, diện tích ao nuôi tôm bị thiệt hại không đáng kể, chưa tới 1%. Tuy nhiên, địa phương cũng khuyến cáo người nuôi tôm chân trắng tuân thủ việc thả tôm giống, quản lý chất lượng nguồn nước, chăm sóc, dinh dưỡng và theo dõi sức khỏe tôm ngay từ lúc bắt đầu thả nuôi.
Từ đầu năm 2014 đến nay, hoạt động sản xuất, nuôi trồng thuỷ, hải sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phát triển bình thường, không có dịch bệnh xảy ra.