Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất Thành Công Nấm Linh Chi

Sản Xuất Thành Công Nấm Linh Chi
Publish date: Thursday. May 3rd, 2012

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Vĩnh Phúc đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công mô hình sản xuất nấm Linh Chi.

Bà Phùng Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN cho biết, sau thời gian 1 năm theo dõi 2.000 chai giống nấm tại trung tâm cho thấy: Nấm Linh Chi phát triển tốt, sợi mọc đồng đều, không bị nhiễm các loại nấm khác và nhiễm vi khuẩn. Trung tâm đã triển khai thực nghiệm và sản xuất thành công giống nấm Linh Chi để cung cấp nấm giống cho các đơn vị sản xuất.

Nấm Linh Chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum. Đây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cũng như chữa bệnh cao, có tác dụng lớn trong hạ huyết áp, điều trị, phòng bệnh ung thư. Nhà nuôi trồng nấm Linh Chi phải đảm bảo sạch sẽ thông thoáng, nhiệt độ thích hợp cho sợi nấm mọc và phát triển từ 25 - 28 độ C. Thời gian chăm sóc từ 70 - 80 ngày, khi nào thấy mũ nấm Linh Chi có màu nâu đồng nhất thì bắt đầu thu hái đợt 1.

Nguyên liệu để sản xuất nấm Linh Chi chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm và gỗ cứng (trừ gỗ có tinh dầu và độc tố), bã mía thải của các nhà máy mía đường. Sau khi xử lý nguyên liệu, bào tử nấm sẽ được cấy vào túi nguyên liệu. Bịch nấm sau khi nuôi sợi khoảng 20 - 25 ngày, sợi nấm mọc được 1/2 bịch nấm, nuôi khoảng 45 - 50 ngày sẽ hình thành quả thể nấm, năng suất đạt bình quân từ 35 kg khô/1 tấn nguyên liệu khô, giá bán hiện nay trên thị trường đạt 350.000 đồng/kg nấm Linh Chi.

Related news

Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Trình Diễn Hai Điểm Thú Y Cộng Đồng Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Trình Diễn Hai Điểm Thú Y Cộng Đồng

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa thành lập 2 điểm thú y cộng đồng thuộc “Dự án xây dựng mô hình áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng” nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP cấp nông hộ.

Wednesday. November 12th, 2014
Quỳnh Nghĩa (Nghệ An) Liên Kết Phát Triển Chăn Nuôi Hươu Quỳnh Nghĩa (Nghệ An) Liên Kết Phát Triển Chăn Nuôi Hươu

Tổng đàn hươu của huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 13.000 con, trong đó xã Quỳnh Nghĩa là một trong những địa phương có số lượng hươu lớn nhất với hơn 1.500 con. Nhân dân trong xã chủ động trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn tại chỗ cho hươu. Trung bình mỗi hộ ở Quỳnh Nghĩa có từ 2 – 3 con hươu.

Sunday. November 9th, 2014
Xuất Khẩu Trái Cây Gặp Khó Xuất Khẩu Trái Cây Gặp Khó

Việc tiêu thụ sản phẩm trái cây đang là vấn đề thời sự ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng. Thị trường tiêu thụ vẫn còn bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thương lái. Vì vậy, việc hình thành nên mạng lưới thu mua - bảo quản - chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cây ăn trái đang là vấn đề cấp thiết.

Wednesday. November 12th, 2014
Nuôi Bò Sữa Giống Nuôi Bò Sữa Giống "Nội Địa"

Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng), một trong những địa phương phát triển mạnh về nghề nuôi bò sữa, hiện đang bước vào giai đoạn thịnh vượng, số đầu bò sữa ngày càng nhân rộng. Không chỉ nuôi bò cho sữa mà ở Đạ Ròn còn xuất hiện mô hình nuôi bò sữa để bán. Với cách làm ăn của những nông hộ này, số lượng bò sữa ngày càng được nhân rộng nhanh chóng, với giá cả vừa phải, chất lượng bò đảm bảo, giúp nhiều hộ đủ điều kiện mua một con bò mẹ vốn có giá rất cao.

Sunday. November 9th, 2014
Cần Nhiều Giải Pháp Đồng Bộ Cho Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Cần Nhiều Giải Pháp Đồng Bộ Cho Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ thì hành trình “giúp hàng chục triệu nông dân ĐBSCL vượt qua thách thức trở thành “doanh nhân nông nghiệp”, làm giàu bằng nghề nông” - như cách nói của ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ vẫn còn nhiều gian nan. Vì vậy, sắp tới đây các tỉnh Tây Nam bộ cần có những sách lược phát triển thỏa đáng hơn, hợp tác, liên kết vùng để cùng nhau phát triển trong giai đoạn mới.

Wednesday. November 12th, 2014