Hạn Mức Khai Thác Cá Ngừ Của Tỉnh Khánh Hòa Khoảng 16.700 Tấn

Theo Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương theo chuỗi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố, sản lượng cho phép khai thác cá ngừ đến năm 2016 của 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định sẽ đạt 69.000 tấn, trong đó cá ngừ vây vàng mắt to đạt 19.000 tấn, cá ngừ vằn 50.000 tấn.
Đến năm 2020, sản lượng cho phép khai thác khoảng 91.000 tấn, trong đó có 21.000 tấn cá ngừ vây vàng, mắt to. Riêng sản lượng cho phép khai thác cá ngừ đến năm 2016 của Khánh Hòa khoảng 16.700 tấn, trong đó có 3.200 tấn cá ngừ vây vàng mắt to và 13.500 tấn cá ngừ vằn; đến năm 2020 là 20.000 tấn, trong đó có 3.500 tấn cá ngừ vây vàng, mắt to.
Để thực hiện đề án này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân bổ chỉ tiêu đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu khai thác và dịch vụ hậu cần cá ngừ cho 3 địa phương. Trong đó, đến năm 2016, Khánh Hòa được phân bổ chỉ tiêu đóng mới 100 tàu khai thác và 15 tàu dịch vụ; nâng cấp và cải hoán 200 tàu khai thác và 20 tàu dịch vụ. Đến năm 2020, số tàu đóng mới gồm 300 tàu khai thác và 20 tàu dịch vụ; số tàu cải hoán, nâng cấp là 360 tàu khai thác và 30 tàu dịch vụ.
Nguồn bài viết: http://www.baokhanhhoa.com.vn/kinh-te/201411/den-nam-2016-han-muc-khai-thac-ca-ngu-cua-tinh-khanh-hoa-khoang-16700-tan-2350857/
Related news

Gần đây, nhiều thông tin bất cập từ phía người dân về vấn đề triển khai phí bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) mới. Những thay đổi mới trong hợp đồng BHNN giữa người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh với Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh đã gây nhiều bức xúc, tranh cãi.

Trong khi nhiều địa phương đang gặp không ít khó khăn về con tôm công nghiệp thì huyện Phú Tân lại có nhiều chuyển biến tích cực cả về diện tích lẫn năng suất, hiệu quả mô hình này.

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, việc lựa chọn cây con giống thích ứng với từng vùng đất là hết sức quan trọng, áp dụng các biện pháp nuôi trồng thích hợp là yếu tố quyết định giúp nhà nông thành công. Thực tế cho thấy các mô hình nuôi trồng kiểu sinh học, sinh thái, tự nhiên hay nuôi xen, trồng xen đều cho hiệu quả kinh tế khá bền vững.

Nhiều năm nay, ông Bùi Vĩnh Hiệp, xã viên HTX dịch vụ nông nghiệp An Nhứt (huyện Long Điền - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã sử dụng phân vi sinh trong việc bón lót cho ruộng lúa của mình. Nhờ đó, năng suất lúa tăng lên 1 tấn/ha, tiết kiệm chi phí sản xuất hơn 50% so với trước.

Với mong muốn nông dân sẽ mạnh dạn hơn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, góp phần với ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Mới đây, UBND tỉnh thống nhất việc hỗ trợ giá giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh qua từng năm, kết thúc vào cuối năm 2015...