Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lập Hội Nuôi Tôm Để Làm Giàu, Giảm Rủi Ro

Lập Hội Nuôi Tôm Để Làm Giàu, Giảm Rủi Ro
Publish date: Thursday. April 24th, 2014

Thay vì sản xuất tự phát, manh mún, nhiều hộ nuôi tôm ở xã Hải Đông, Hải Hậu, Nam Định đã tập hợp lại thành CLB Nuôi trồng thủy sản 2, để các thành viên liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm hạn chế thấp nhất rủi roi...

Là xã ven biển với đường bờ biển dài hơn 6km, toàn xã Đông Hải có 117 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích 31,7ha, tập trung chủ yếu ở thôn Hợp Thành.

Liên kết để làm giàu

Ông Đỗ Văn Kinh - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Hải Đông cho biết: “Với lợi thế là xã ven biển, trước đây ND chủ yếu làm muối. Làm muối vất vả mà thu nhập lại thấp, ND không còn thiết tha với nghề. Năm 2009, xã có chủ trương khuyến khích ND chuyển đổi từ làm muối kém hiệu quả sang nuôi tôm công nghiệp.

Năm 2010, Hội ND xã thành lập Câu lạc bộ Nuôi trồng thủy sản 2 (CLB), với mục đích giúp người nuôi tôm liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro”.

Ông Nguyễn Văn Dũng- Chủ nhiệm CLB cho biết: “Ngày mới thành lập, CLB có 37 thành viên là những hộ mạnh dạn chuyển đổi từ làm muối sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Vào mùa tôm, CLB sinh hoạt định kỳ 1 tháng 2 lần để các thành viên trao đổi kinh nghiệm, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn gặp phải trong quá trình nuôi tôm. Các thành viên trong CLB còn tham gia gây quỹ để hỗ trợ cho những thành viên khó khăn có thêm vốn nuôi tôm”.

Mỗi năm, Hội ND xã tổ chức 2 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thủy sản; phối hợp với Hội ND tỉnh, huyện tổ chức lớp chuyển giao KHKT sử sụng sản phẩm AT về sử dụng nguồn nước cho ao nuôi. Năm nào CLB cũng phối hợp với các công ty thức ăn chăn nuôi mở 3- 4 lớp tập huấn nuôi trồng thủy sản để hướng dẫn các thành viên cách chọn địa điểm, thiết kế xây dựng ao nuôi, chọn giống, quản lý thức ăn, phòng và trị bệnh ở tôm… Đồng thời, các thành viên còn được truyền đạt những nội dung cơ bản về Luật Thủy sản..

“Tham gia CLB, ND đóng vai trò chủ thể trong mọi hoạt động từ học tập đến thực hành trên diện tích đất sản xuất. Phương pháp này giúp nông dân học tập tốt nhất bằng kinh nghiệm thực tế”- ông Dũng cho biết thêm.

Thấy được lợi ích khi tham gia CLB, nhiều hộ đã đăng ký tham gia. Đến nay, thành viên CLB đã tăng lên 62 người.

Nuôi tôm mua ô tô tiền tỷ

Là người đầu tiên mạnh dạn chuyển đổi từ muối kém hiệu quả sang nuôi tôm công nghiệp, giờ đây anh Nguyễn Văn Cường – thành viên ban chủ nhiệm CLB đã có trong tay khối tài sản lớn về kinh nghiệm nuôi tôm cũng như thu nhập. Từ nuôi tôm anh đã tậu được cả xe hơi tiền tỷ.

"Năm 2013, thu nhập từ tôm ở xã Hải Đông là 29,7 tỷ đồng. Nhờ nuôi tôm, nhiều hộ đã thoát nghèo và có của ăn của để. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 2,91%”.Ông Đỗ Văn Kinh

“Năm 2007, tôi bắt đầu nuôi tôm thẻ chân trắng. Thời gian đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm, cách phòng và xử lý dịch bệnh nên tôi thua nhiều hơn thắng” - anh Cường nhớ lại. Miệt mài với đầm tôm, chịu khó tìm hiểu kiến thức qua sách báo và đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm, sau một thời gian anh đã thu được hiệu quả đáng kể. Năm 2009, với 1.000m2 mặt nước, anh thu lãi gần trăm triệu đồng. Cứ thế chắt chiu, anh mở rộng diện tích ao nuôi lên 1,2ha. Năm 2012, anh thu hơn 20 tấn tôm, doanh thu hơn 3 tỷ đồng.

Cách khu nuôi tôm của anh Cường không xa là ao tôm của ông Đỗ Xuân Tiến. Ông Tiến chia sẻ: “Năm 2009, tôi có 1 ao nuôi, thu lãi 52 triệu đồng. Nhờ tham gia CLB, chủ động áp dụng kỹ thuật, năm 2012, tôi mạnh dạn đầu tư thêm 2 ao nuôi, thu lãi trên 300 triệu đồng”. Trang trại của ông tạo việc làm ổn định cho 3 lao động địa phương với mức lương 4 triệu đồng/người/tháng.

Ông Dũng thông tin, nhiều hộ thành viên CLB đã thu nhập 300 triệu đồng/năm trở lên…


Related news

Hiệu Quả Chăn Nuôi Vỗ Béo Bò Ở Lao Bảo Hiệu Quả Chăn Nuôi Vỗ Béo Bò Ở Lao Bảo

Vỗ béo bò trước khi bán mang lại hiệu quả cao nhờ tăng khối lượng và chất lượng thịt. Vỗ béo là biện pháp tích cực để phát huy khả năng sinh trưởng bù của bò khi ở giai đoạn trước không nuôi thâm canh.

Saturday. July 27th, 2013
Trồng Nấm Rơm Trên Bông Thải Thay Thế Rơm Rạ Ở Thiện Nghiệp (Bình Thuận) Trồng Nấm Rơm Trên Bông Thải Thay Thế Rơm Rạ Ở Thiện Nghiệp (Bình Thuận)

Anh Phan Văn Thảo ở xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là một trong những người đi đầu trong việc trồng thử nghiệm mô hình nấm rơm trên bông thải. Bước đầu cho thấy sự khả quan, có thể mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân.

Friday. December 7th, 2012
Khi Nông Dân Vay Vốn... Khi Nông Dân Vay Vốn...

Dù nguồn vốn không lớn nhưng Quỹ hỗ trợ nông dân được xem như “bà đỡ” góp phần tạo điều kiện để nhiều nông dân huyện Phú Ninh chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả.

Sunday. July 28th, 2013
Nuôi Rắn Hổ Hèo Giúp Nông Dân Tăng Thu Nhập Ở Thoại Giang (An Giang) Nuôi Rắn Hổ Hèo Giúp Nông Dân Tăng Thu Nhập Ở Thoại Giang (An Giang)

Chủ tịch UBND xã Thoại Giang (Thoại Sơn - An Giang) Đinh Văn Hiền cho biết, từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, 30 hộ nghèo của xã được hỗ trợ 120 triệu đồng thực hiện mô hình nuôi rắn hổ hèo. Với chi phí đầu tư thấp, không đòi hỏi nhiều diện tích, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, mô hình này đem lại nguồn lợi nhuận khá lý tưởng cho các hộ nuôi.

Tuesday. December 11th, 2012
Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Cá + Lúa Ở Vùng Ngập Lũ Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Cá + Lúa Ở Vùng Ngập Lũ

Tỉnh Tiền Giang đang nhân rộng mô hình cá + lúa trên ruộng tại các huyện đầu nguồn phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè... Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, đạt lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha đồng thời mở ra hướng khả thi trong thực hiện mục tiêu “chung sống với lũ” bền vững, giúp nông dân an cư lạc nghiệp.

Thursday. December 13th, 2012