Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm giống đậu tương

Ngày 25/8, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội phối hợp với xã Trung Châu, huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị hợp tác 4 nhà đẩy mạnh sản xuất cây vụ Đông và tiêu thụ giống đậu tương vụ Hè thu năm 2015.
Vụ Hè thu năm nay, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã triển khai mô hình sản xuất đậu tương giống DT84 với quy mô 210ha tại 2 huyện Đan Phượng và Phúc Thọ. Đến nay, 100% diện tích đậu tương đang ở giai đoạn chắc xanh chuẩn bị thu hoạch. Dự kiến năng suất trung bình đạt 2,3 tấn/ha, sản lượng đạt 490 tấn.
Giống đậu tương DT84 cho năng suất cao đạt 2,3 tấn/ha.
Bà Hoàng Thị Hòa – Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết, với giá trị kinh tế đạt trên 4,3 tỷ đồng, mô hình đã góp phần tăng giá trị sử dụng trên diện tích đất canh tác, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt, hiệu quả mô hình sẽ cung cấp đủ lượng giống đậu tương đảm bảo chất lượng cho gần 500ha trong vụ Đông cho các huyện ngoại thành.
Cũng tại hội nghị, lãnh đạo Trung tâm và đại diện các HTX tham gia mô hình đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với một số DN kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn TP.
Related news

Tính đến nay các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành và Tân Trụ (tỉnh Long An) đã thả nuôi được 2.300 ha tôm sú, tôm chân trắng, đạt 36% kế hoạch, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngày 8-6, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, tổ chức hội nghị bàn giải pháp phòng chống bệnh chổi rồng trên cây nhãn. Theo báo cáo của các tỉnh ĐBSCL, dịch bệnh chổi rồng trên nhãn diễn biến rất phức tạp.

Một bộ phận nông dân gieo trồng giống lúa IR50404 đang loay hoay tìm đầu ra bởi dù giá bán khá thấp nhưng thương lái vẫn không mua

Chính vì lẽ đó, nhu cầu của người tiêu dùng về rau an toàn hiện nay rất lớn. Theo TS Trần Công Thắng, Trưởng Bộ môn chính sách chiến lược thuộc Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - ISARD, chẳng hạn như ở thị trường Hà Nội, hiện nay nhu cầu tiêu thụ của riêng khu vực nội thành đã lên tới 1.500 tấn/ngày. Tại các thị trường lớn như TPHCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai... lượng rau xanh cũng không đủ tiêu dùng.

Về xã Tân Lập I, huyện Tân Phước (Tiền Giang), nói về anh nông dân giàu lên nhờ trồng rau bồ ngót, ai cũng biết anh Trần Văn Tám. Sinh ra trong một gia đình nghèo nên anh Tám luôn khao khát có cuộc sống khấm khá để "bằng bạn bè". Năm 1988 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở Cam-pu-chia trở về, anh lập gia ở xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, gia đình cho anh 1,2 ha đất ở ấp 3, xã Tân Lập I, huyện Tân Phước.