Sâu đục củ khoai lang tác nhân, sự gây hại và giải pháp quản lý
Đó là chủ đề của hội thảo do nhóm nghiên cứu đề tài “Xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng hợp sâu đục củ khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long” vừa tổ chức tại Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (Đại học Cần Thơ).
Theo nhóm nghiên cứu, tình trạng sâu đục củ khoai lang được ghi nhận từ năm 2012, tổng diện tích chịu ảnh hưởng là gần 5.000ha, tập trung nhiều tại huyện Bình Tân. Sau quá trình tìm hiểu, nhóm đã xác định được loài sâu và triệu chứng gây hại.
Thành trùng của loài sâu hại này là loài bướm có kích thước nhỏ, thân mình và cánh có màu xám. Ấu trùng tấn công trên bề mặt củ khoai, đục vào củ tạo thành các lỗ tròn nhỏ, cạn. Khi đủ lớn, ấu trùng hóa nhộng ngay trong đất, được bảo vệ bởi cái kén bằng đất và chất hữu cơ có màu nâu đen trùng với màu của đất nên rất khó phát hiện.
Một số giải pháp phòng trị sâu này là cần vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch; sử dụng nấm Trichoderma vệ sinh đất, màng phủ trên vồng khoai trước khi trồng…
Đề tài do nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ và Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long thực hiện từ tháng 5/2014, với tổng kinh phí trên 500 triệu đồng. Sau hội thảo, quy trình phòng trị sẽ tiếp tục phổ biến, áp dụng rộng rãi cho người trồng.
Related news
Trong mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Ngành Nông Nghiệp khuyến khích và áp dụng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến hàng hóa nông – lâm - thủy sản để thúc đẩy sản xuất hàng nông sản chất lượng cao trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, vừa phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, thúc đẩy thương mại-dịch vụ phát triển.
VN là một trong các quốc gia nuôi TCX lớn trên thế giới (sản lượng sau Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan). Vùng nuôi trọng điểm là ở khu vực ĐBSCL, tập trung ở các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ và các tỉnh ven biển.
Với lợi thế có nhiều sông ngòi, diện tích hồ chứa khá lớn nên nghề nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa ở Nghệ An đã và đang phát triển, góp phần không nhỏ giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn, thúc đẩy kinh tế các xã vùng lòng hồ, ven sông phát triển.
Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp dài hơn 119 km đi qua 4 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, song song với tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Điểm khởi đầu tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang và điểm cuối là thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau. Trong đó, đoạn qua thị xã Ngã Năm dài khoảng 18 km, dọc theo hai bên tuyến Quốc lộ này đang hình thành vùng lúa đặc sản ST và sẽ trở thành con đường lúa thơm đặc sắc của Sóc Trăng
Mặc dù xuất khẩu tôm năm 2014 được dự báo có thể vẫn giữ mục tiêu 3 tỷ USD, tuy nhiên vấn đề kiểm soát dư lượng kháng sinh oxytetracyline (OTC) trong sản phẩm thủy sản XK sang thị trường Nhật Bản và thị trường EU đã và đang tạo thêm áp lực cho các DN chế biến XK thủy sản Việt Nam.