Ngọt Cam Phủ Quỳ (Nghệ An)
Đã nhiều năm nay, cứ vào dịp gần Tết Nguyên đán, vùng cam ở đất Phủ Quỳ (Nghệ An) luôn nhộn nhịp khách hàng tìm đến. Với thương hiệu cam Vinh được bảo hộ, những gia đình trồng cam đã có nguồn thu nhập ổn định, vươn lên khá, giàu.
Giống cam trên vùng đất đỏ bazan Phủ Quỳ chủ yếu là các giống cam đặc sản, chín muộn như cam Xã Đoài, cam Vân Du và Cam V2. Tháng 12/2010, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ KHCN đã cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Vinh" cho sản phẩm cam quả của tỉnh Nghệ An.
Đến nay, thương hiệu cam Vinh sản xuất tại Công ty Nông nghiệp Xuân Thành (Quỳ Hợp) có mặt tại nhiều địa phương, nhiều thành phố lớn trong cả nước vào những ngày cuối năm Tết âm lịch. Bởi vậy, gần Tết, ngoài những khách hàng từ TP. Vinh, có rất nhiều tư thương, doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Huế… tìm về vùng Phủ Quỳ thu mua cam.
Theo ông Hoàng Minh - Giám đốc Công ty Nông nghiệp Xuân Thành, hiện tại toàn công ty có 730ha cam, được phân bổ cho 680 hộ nhận khoán, bình quân mỗi hộ có 1,07ha cam. (Trong đó hộ nhận nhiều từ 3 - 5ha, hộ ít 0,5 - 1,0ha). Trong số đó, hiện đã có 320 ha cam kinh doanh, số còn lại năm sau và vài năm nữa mới vào thời kỳ thu hoạch. Vụ cam năm 2013 cũng được mùa lớn, nhưng không được giá như năm 2014; tổng doanh thu vụ cam 2013 chỉ đạt 100 tỷ đồng; vụ cam năm 2014 khách hàng đến chào giá và ký hợp đồng cam loại 1 bán với giá 55.000 đ/kg, cam loại 2 giá 45.000 đ/kg và cam loại 3 giá 35.000 đ/kg. Dự ước toàn Công ty thu hoạch khoảng 4.800 tấn cam quả, doanh thu từ 145 - 150 tỷ đồng.
Đến vườn cam của gia đình ông Hoàng Minh - Giám đốc công ty, ông Minh nói: “Vườn cam này rộng 1 ha, trồng 500 cây, sau 3 năm trồng đến nay đã cho thu hoạch 1,5 triệu đồng/cây, còn vụ này ít nhất cũng cho thu hoạch 2 triệu đồng/cây”. “Vậy là 1 ha cam của ông cho doanh thu 1 tỷ đồng phải không”, tôi hỏi. Ông Minh đáp: “1 ha cam cho doanh thu 1 tỷ đồng là chuyện thường tình. Ngay tại công ty chúng tôi hôm nay đã có trên 40 hộ nông dân thành lập câu lạc bộ những người trồng cam có doanh thu trên 1 tỷ đồng trở lên, đó là những tỉ phú của vùng đất đỏ bazan Phủ Quỳ ngày nay”.
Vườn cam ông Lê Văn Minh, xóm Minh Hồ rộng 3,5 ha, cây nào cũng lúc lỉu quả to. Chủ vườn cam cho biết, vụ cam này dự kiến sẽ thu hoạch 4 tỷ đồng. Cạnh đó, vườn cam gia đình ông Phạm Văn Phùng rộng 3 ha, cũng dự tính sẽ thu về khoảng 3 tỉ đồng.
Còn gia đình ông Kiều Quang Vinh ở đội 3 có 0,75 ha cam. Vụ trước, vườn cam này gia đình đã thu được 40 tấn quả, bán giá bình quân 30.000 đ/kg quả, doanh thu 1,2 tỉ đồng. Vụ cam này do bị hạn nặng, nước tưới không kịp nên năng suất có phần giảm hơn. Nhưng hiện cam được giá hơn, chắc chắn sẽ thu về không dưới 1 tỷ đồng. Để có vườn cam nhiều quả to, ít sâu bệnh… theo ông Vinh trước hết phải có cây giống tốt.
Cây giống ở đây hoàn toàn do vườn ươm của công ty tự lựa chọn mắt ghép lấy từ những cây cam Xã Đoài, cam Vân Du và cam V2 to, khỏe, không sâu bệnh… ghép trên gốc cây trấp, cây bưởi chua. Vì 2 loại cây này có bộ rễ khỏe, vươn tới tầng đất sâu để đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt và chống chịu tốt khi có hạn hán nặng.
Mặt khác, phải đầu tư thâm canh cao, với mức bón bình quân trên mỗi ha cam là 50 tấn phân hữu cơ các loại + 1 tấn đạm urê + 0,5 tấn lân + 0,5 tấn kali và 250 kg vôi bột. Đồng thời phải thường xuyên đi kiểm tra sâu bệnh, nếu có phải bắt bằng tay hoặc phun thuốc tiêu diệt ngay và nếu trời nắng nóng khô hạn kéo dài thì làm cỏ, vun và tấp tủ kín gốc, kết hợp tưới nước cho cây.
Những năm qua, cây cam đã trở thành mũi nhọn kinh tế mang lại hiệu quả cao nhất ở vùng đất này. Trồng cam không những đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất mà còn bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sống tốt lành cho con người. Hầu hết các nông hộ nhận khoán trồng cam ở công ty năm nào cũng thu về tiền tỷ, trong khi đó chi phí để đầu tư cho sản xuất cam chỉ hết tối đa từ 13 - 15% so với doanh thu.
Vì vậy, đời sống của tất cả các hộ dân ở đây ngày càng được nâng cao. Hiện tại ở đây đã có trên 30% số hộ xây nhà cao tầng và mua sắm xe hơi đắt tiền. Cam ở đây thực sự là cây làm giàu cho các gia đình.
Related news
Theo thông tin từ Phòng Kinh tế thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), từ ngày 6 – 10/4, Tổ kiểm tra liên ngành UBND thành phố đã phối hợp với các đơn vị chức năng như:Chi cục Thủy sản, Công an thành phố Phan Thiết, UBND các phường liên quantiến hành kiểm tra, xử lý nghề bẫy tôm hùm con trong thời gian cấm trên vùng biển Phan Thiết.
Để tiêu thụ được hết lượng hải sản đánh bắt được, ngư dân phải thông qua “nậu”. Nhiều doanh nghiệp thu mua hải sản để chế biến xuất khẩu cũng phải nhờ “nậu”. Vậy “nậu” là ai, tại sao họ lại có thể thao túng giá hải sản trên thị trường?
Giá cá tra nguyên liệu phục vụ xuất khẩu tại ĐBSCL hiện giảm thêm khoảng 500 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần, kéo giá xuống ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015 đến nay.
Trước đây, mô hình nuôi cá mú lồng bè là một hướng đi mang lại hiệu quả khá cao giúp nhiều người dân Phú Quý (Bình Thuận) vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân, mô hình này đã không còn thuận lợi, việc nuôi của người dân trở nên khó khăn khiến số lồng bè ngày một bị thu hẹp. Thậm chí nhiều hộ đã phải bỏ bè, chuyển nghề.
Sau một thời gian “lãng quên” biển, ngư dân Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã đầu tư phương tiện, cải tiến bổ sung ngư lưới cụ, chuyển đổi nghề khai thác phù hợp với ngư trường, trở lại với nghề truyền thống của mình… Thu nhập ổn định