Nuôi Thỏ Lãi 30 Triệu Đồng/tháng

Mấy năm gần đây, tại thôn 5, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), hoạt động nuôi thỏ giống nhập ngoại rất phát triển, các trang trại nuôi quy mô lớn thi nhau ra đời. Một trong số đó là trại thỏ Quốc Cường của chàng trai trẻ Dương Văn Chính (ngụ tại phường Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng).
Trao đổi với chúng tôi, anh Chính cho biết: Thỏ là loài vật mắn đẻ nên phát triển rất nhanh. Hồi trại đi vào hoạt động chỉ gần 100 con thỏ bố mẹ, nay dù liên tục xuất chuồng mà tổng đàn vẫn hơn 1.000 con. Thỏ mẹ, mỗi năm đẻ 7-8 lứa, mỗi lứa 6-8 con. Chỉ 4 tháng từ khi lọt lòng là thỏ đã làm mẹ. Tổng đàn như hiện nay, ngày nào cũng có cả chục thỏ mẹ “ở cữ”.
Với thỏ thịt 2,5 tháng là xuất chuồng, thường có trọng lượng 2,2-3kg/con, giá bán ra 90-100 nghìn đồng/kg. Thỏ giống chỉ hơn 1 tháng là chuyển giao cho khách hàng với giá 150 nghìn đồng/kg. Từ ngày duy trì tổng đàn trên dưới 1.000 con đến nay, tháng nào anh cũng xuất chuồng 600-700kg, doanh thu khoảng 80 triệu đồng/tháng, sau khi trừ chi phí lãi 30-40 triệu đồng/tháng”. Hàng năm, trại thỏ mang lại cho anh doanh thu hơn 1 tỷ đồng.
Nói về kinh nghiệm nuôi thỏ, anh Chính “bật mí”: Thỏ là loài vật dễ nuôi. Thức ăn cho chúng cũng khá phổ biến, chủ yếu là rau các loại, có khi cả cây cỏ. Yếu tố quan trọng nhất là phòng ngừa được bệnh tật. Muốn vậy chuồng phải cao ráo, sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè.
Thỏ bố mẹ và hậu bị định kỳ 6 tháng tiêm phòng/lần và cứ 10 ngày phun tiêu độc khử trùng chuồng trại 1 đợt. “Từ kinh nghiệm này, sau khi nuôi khá thành công, tôi có viết quyển sách về kỹ thuật nuôi thỏ giống nhập ngoại để giao cho khách hàng khi họ mua thỏ giống” - anh Chính cho biết.
Hỏi về dự định trong tương lai, chàng thanh niên tự tin: “Sắp tới sẽ đầu tư mở rộng, nâng tổng đàn lên khoảng 2.000 con. Trong tương lai gần sẽ xây dựng thương hiệu sản phẩm và kết nối với các siêu thị, nhà hàng dưới phố tiêu thụ thịt thỏ sạch”.
Nguồn bài viết: http://danviet.vn/nha-nong/nuoi-tho-lai-30-trieu-dongthang-510332.html
Related news

Tại lớp tập huấn, các hộ chăn nuôi bò đã được cán bộ Viện khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên giới thiệu về đặc tính sinh trưởng của các loại giống bò hiện có tại Việt Nam; Phổ biến các kiến thức về kỹ thuật trồng các loại cỏ và giới thiệu một số loại cỏ cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như: cỏ sả, cỏ VA06, cỏ Mulato;

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, tính đến hết tháng 8, các đơn vị chức năng, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tiến hành trồng được 1.195,2 ha rừng các loại, đạt 100,8% kế hoạch đề ra.

Với tổng kinh phí gần 360 triệu đồng, tháng 5/2014, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư thị xã đã đưa vào trồng thử nghiệm 6ha, trong đó: 3ha lúa chịu hạn PT13 và 3ha trồng các loại cây họ đậu cải tạo đất (đậu mèo, đậu triều, đậu nho nhe). 201 hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, phân bón và kỹ thuật chăm sóc. Sau hơn 4 tháng đưa vào trồng thử nghiệm, đến nay diện tích trồng lúa chịu hạn đã cho thu hoạch với năng suất ước đạt 35 – 40 tạ/ha.

Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Trảng Bom vừa tổ chức kiểm tra mô hình sản xuất và ứng dụng phân hữu cơ vi sinh quy mô nông hộ phục vụ canh tác cây hồ tiêu và cà phê theo hướng bền vững tại 2 xã Thanh Bình và Cây Gáo.

Cá lăng là một trong những đặc sản của sông Đồng Nai. Khi nghề nuôi cá lăng mới rộ, nhiều nông dân thu lãi tiền tỷ. Năm nay, tuy các bè nuôi cá trúng về sản lượng nhưng đã qua thời lãi “khủng” vì loại đặc sản này ngày càng mất giá.