Kinh nghiệm phát triển Hội ở vùng đô thị hóa

Nghề trồng quất cảnh giúp nhiều hộ ND phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm) khá giả.
Ông Trí cho biết, quận Bắc Từ Liêm đi vào hoạt động chính thức từ tháng 4.2014. Mặc dù tốc độ đô thị hóa nhanh, đất sản xuất nông nghiệp không còn nhiều, nhưng hàng năm, số hội viên kết nạp mới vẫn tăng.
Để thích ứng với cách thức tổ chức đô thị, Hội ND quận đã kiện toàn, sắp xếp các chi, tổ hội theo địa bàn tổ dân phố; định hướng, giúp đỡ ND chuyển đổi nghề, phát triển kinh doanh dịch vụ, thương mại; thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp…
Hội ND quận chia hội viên làm 2 nhóm đối tượng để tham mưu, đề xuất kế hoạch hỗ trợ cho trúng. Với ND còn đất nông nghiệp, Hội tuyên truyền hội viên hạn chế chăn nuôi, định hướng bà con chuyển đổi sang trồng hoa công nghệ cao, cây ăn quả đặc sản, cây cảnh vừa có thu nhập cao hơn vừa phù hợp với cảnh quan đô thị.
Còn với nhóm ND không còn hoặc còn rất ít đất nông nghiệp, Hội định hướng, hỗ trợ bà con chuyển nghề. Hội đã phối hợp dạy nghề cho ND, như nghề nấu ăn, làm dịch vụ, trang điểm… Hội cũng mở các lớp tập huấn về hạch toán kinh tế, phương thức kinh doanh… để nâng cao kỹ năng làm thương mại - dịch vụ cho hội viên.
Với một số địa phương khác, đô thị hóa sẽ làm giảm hội viên hoặc khó kết nạp hội viên mới, nhưng ở quận Bắc Từ Liêm, công tác này lại đạt kết quả tốt. Năm 2014, Hội đã kết nạp hội viên mới đạt 114% so chỉ tiêu thành phố giao.
6 tháng đầu năm 2015, toàn quận đã kết nạp mới 196 hội viên. Không chỉ ND mà cán bộ, công nhân viên chức nghỉ hưu cũng tham gia sinh hoạt hội.
Lý giải về điều này, ông Trí cho rằng, đó là do các hoạt động của Hội đáp ứng trúng nhu cầu, nguyện vọng của người dân.
Vào Hội, họ được tập huấn KHKT, học nghề, vay vốn, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, kết nối thị trường (qua các chi hội nghề nghiệp, tổ nhóm, CLB cùng sở thích); được quan tâm, thăm hỏi khi hoạn nạn, ốm đau và được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, từ thiện do Hội tổ chức.
Related news

Năm 2013, nhìn chung tình hình xuất khẩu cá tra của nước ta chưa có nhiều khởi sắc mới, những thị trường nhập khẩu truyền thống đang có mức tăng trưởng chậm lại. Thêm vào đó, những cuộc cạnh tranh trong thương mại ở các thị trường lớn như: Mỹ, Eu đã gây không ít tổn thất cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Mặc dù các DN chế biến tôm XK đã thực hiện mọi biện pháp kiểm soát nhưng vẫn không tránh khỏi nguy cơ sản phẩm bị phát hiện bị nhiễm hóa chất, kháng sinh bị cấm, mà nguyên nhân là do chất lượng tôm nguyên liệu không được kiểm soát từ đầu. Tuy nhiên việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào là công việc không dễ dàng.

Hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Mỹ sắp tới sẽ bị tác động bởi dự thảo thanh tra thủy sản của chính phủ nước này.

Vừa qua, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã ban hành chính sách hỗ trợ đối với hoạt động nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chính sách đó là cơ hội cho hàng thủy hải sản Việt Nam sang Trung Quốc.

Theo VASEP, năm 2013, Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc trở thành nước tiêu thụ lớn thứ tư của thủy sản Việt Nam. Tôm là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, hiện chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.