Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Bò Sữa Giống Nội Địa

Nuôi Bò Sữa Giống Nội Địa
Publish date: Sunday. November 9th, 2014

Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng), một trong những địa phương phát triển mạnh về nghề nuôi bò sữa, hiện đang bước vào giai đoạn thịnh vượng, số đầu bò sữa ngày càng nhân rộng. Không chỉ nuôi bò cho sữa mà ở Đạ Ròn còn xuất hiện mô hình nuôi bò sữa để bán. Với cách làm ăn của những nông hộ này, số lượng bò sữa ngày càng được nhân rộng nhanh chóng, với giá cả vừa phải, chất lượng bò đảm bảo, giúp nhiều hộ đủ điều kiện mua một con bò mẹ vốn có giá rất cao.

Đạ Ròn hiện có tới hàng trăm nông hộ chăn nuôi bò sữa, nhiều nông hộ nuôi theo quy mô trang trại với 20 - 30 con. Muốn mở rộng đàn bò, thông thường người dân nuôi cho bò mẹ đẻ con, nuôi lớn hoặc nhanh hơn là mua bò nhập ngoại. Nhưng với gia đình chị Trần Thị Hoa, thôn 1 Đạ Ròn thì khác hẳn. Trong chuồng nhà chị có 4 con bò cái tơ sắp đến thời điểm khai thác sữa và chị Hoa giới thiệu, đó là những bò cái sắp sửa “xuất chuồng”.

Thay vì nuôi bò lấy sữa, chị Hoa là một trong những hộ ở Đạ Ròn chuyên nuôi bò sữa giống cung cấp cho các trang trại, các nông hộ. Chị Hoa cho hay, nhà chị ít người, ít đất nên thay vì nuôi bò vắt sữa, nắm được nhu cầu cần bò sữa trưởng thành của nhiều nông hộ, chị chuyển sang nuôi bò giống đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Bò sữa là một trong những con vật nuôi đòi hỏi kỹ thuật cao, nuôi bò sữa giống còn yêu cầu những kỹ thuật nghiêm khắc hơn bò trưởng thành. Chị Hoa cho hay, nhiều trang trại khi có bê con, họ tự nuôi không xuể nên bán bớt. Chị mua bê con chỉ từ vài ngày tuổi về nuôi với giá trung bình 18 triệu đồng/con.

Nuôi bê con rất khó và đòi hỏi kỹ thuật cao so với bò lớn. Vì tách mẹ quá sớm, không được cho bú nên bê con không có phản xạ mút. Người nuôi phải cho ăn bằng loại sữa chuyên dùng nuôi bê, bắt đầu bằng lấy tay đưa vào miệng bê, giúp chúng tập bú, làm quen với sữa.

Nuôi bê bằng bình sữa, từ từ bê có thể tự uống được và lớn dần. Sau 3 tháng thì cai sữa cho bê, chuyển sang nuôi bằng cám, bắp và chất xanh. Khi bò chừng 10 tháng tuổi là có thể xuất bán. Bò cái 10 tháng tuổi đã trưởng thành, có thể chuẩn bị phối giống, bắt đầu chu trình khai thác sữa. Một bò cái 10 tháng tuổi có giá 40 triệu đồng, chỉ bằng 45% giá bò cái nhập ngoại có giá xấp xỉ 90 - 100 triệu đồng/con.

Chị Hoa nói: “Nuôi bò cái giống thu nhập không cao như bò sữa, chỉ khoảng 2 triệu đồng/con/tháng. Nhưng bù lại chi phí không nhiều, công lao động ít, tôi chỉ mất chừng 2h/ngày để chăm sóc đàn bò 5 con. Nếu nuôi nhiều, một tháng cũng có lời chừng 10 - 15 triệu đồng”.

Cũng tương tự chị Hoa, thôn 1 còn có nhiều gia đình nuôi bò cái giống như anh chị Phước Ngà, Tĩnh Sâm, anh Cường thôn 3… Đặc điểm chung của những hộ nuôi bò giống này là đều có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuôi bò sữa, có kỹ thuật rất tốt và tận tâm.

Theo các nông hộ nuôi bò sữa giống trước hết phải chú ý tới nguồn gốc của bê con. Giống bò ở Đạ Ròn khá tốt do bò mẹ đều là cái nhập ngoại, bê con sinh ra từ tinh nhập ngoại nên chất lượng ổn định. Sau đó, người nuôi phải chú trọng chăm sóc thật kỹ bê con ngay từ khi mới nhập chuồng.

Chăm sóc kỹ, bê con có sức và sẽ đạt tầm vóc cũng như chất lượng sữa tốt khi trưởng thành. Sau khi bỏ sữa, chế độ ăn gồm cám, bắp và chất xanh cho bê cũng phải theo đúng kỹ thuật, cho bê ăn theo tỷ lệ chuẩn vào từng thời điểm phát triển. Cũng vì vậy, bò sữa giống “made in Đạ Ròn” hiện rất đắt hàng, các hộ chăn nuôi bò sữa của Bảo Lộc, Đức Trọng… đều tìm tới đây thay vì bỏ một số tiền lớn mua bò nhập ngoại.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạ Ròn chia sẻ, việc bà con tìm ra hướng đi mới trong nuôi bò sữa là điều rất đáng hoan nghênh. Thay vì nhập ngoại bò giống, bà con đã tìm được cách để nuôi bò nội địa cung cấp rộng rãi ra thị trường. Bò nhập giá cao, nhiều hộ muốn khởi nghiệp với bò sữa cũng khó tiếp cận.

Còn bà con Đạ Ròn cung cấp bò giống với giá mềm, phù hợp với túi tiền nông dân nên phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đây cũng là hướng đi phù hợp giúp phát triển đàn bò sữa Lâm Đồng, giúp thêm nhiều hộ nông dân tiếp cận với con bò sữa.


Related news

Nỗ Lực Thoát Nghèo Nỗ Lực Thoát Nghèo

Là một trong những xã nghèo nhất của huyện miền núi Bác Ái, Phước Thành đang tìm kiếm và áp dụng nhiều mô hình kinh tế mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm giúp nhân dân từng bước thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

Monday. July 29th, 2013
Anh Thành Ứng Dụng Hiệu Quả Máy Làm Cỏ Mía Anh Thành Ứng Dụng Hiệu Quả Máy Làm Cỏ Mía

Anh Nguyễn Hữu Thành 47 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Tân Hiệp (Hòa Sơn, Ninh Sơn) ứng dụng máy làm cỏ mía niên vụ 2013- 2014. Máy làm cỏ mía trị giá 28 triệu đồng do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ theo chương trình cơ giới hóa đồng ruộng. Trong đó, gia đình anh Thành đóng góp 8 triệu đồng.

Monday. July 29th, 2013
Tái Cấu Trúc Ngành Thủy Sản Tái Cấu Trúc Ngành Thủy Sản

Phải khẳng định rằng Thủy sản là một trong những nhóm ngành xuất khẩu chủ lực và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, ngành Thủy sản gặp khó không chỉ ở yếu tố thị trường tiêu thụ bên ngoài mà còn chính ở những yếu tố nội tại trong nước. Vì vậy, việc tái cấu trúc quy trình sản xuất, xuất khẩu đang được đặt ra một cách cấp thiết.

Tuesday. July 30th, 2013
Cây Dưa Lê Cho Thu Nhập Cao Cây Dưa Lê Cho Thu Nhập Cao

Vụ hè thu năm nay, anh Trần Liền trồng 7 sào dưa lê trên vùng đất cát xã Nhơn Hải. Anh đầu tư chăm sóc chu đáo, đúng kỹ thuật nên cây dưa phát triển tốt, Anh thu hoạch đạt năng suất 2 tấn/sào, bán tại rẫy 5000 đồng/kg, trừ chi phí sản xuất anh còn lãi hơn 8 triệu đồng/sào, cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Mỗi năm, anh trồng 2 vụ dưa lê đem lại nguồn thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống gia đình.

Tuesday. July 30th, 2013
Anh Phú Trúng Mùa Tôm Anh Phú Trúng Mùa Tôm

Vụ tôm năm nay, anh Phạm Văn Phú, thôn Sơn Hải (Phước Dinh, Thuận Nam) đầu tư 600 triệu đồng nuôi 3 sào tôm thẻ chân trắng theo mô hình trải bạt nổi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuesday. July 30th, 2013